Câu hỏi chuyển động thẳng biến đổi đều Câu 18 : Trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 73 - 79)

Câu 18: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

A. Vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời. B. Gia tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

C. Đồ thị vận tốc là một đường thẳng.

D. Đồ thị tọa độ là một phần đường Parabol có phần lõm hướng lên trên. Mục đích: Kiểm tra kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều Yêu cầu: Trình độ nhận biết

Phương án C là đúng. Nếu nhầm vận tốc tức thời với độ lớn vận tốc tức thời sẽ chọn phương án A. Nếu nhớ nhầm vận tốc với gia tốc sẽ chọn B. Nếu không nhớ trường hợp gia tốc a < 0 thì tọa độ có phần lõm hướng quay xuống dưới sẽ chọn phương án D.

Câu 19: Phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều là: A. S = v0t + 2 2 at (a và v0 cùng dấu) B. S = v0t + 2 2 at (a và v0 trái dấu) C. x = x0+ v0t + 2 2 at (a và v0 cùng dấu) D. x = x0+ v0t + 2 2 at (a và v0 trái dấu)

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về chuyển động nhanh dần đều Yêu cầu: Trình độ nhận biết

Học sinh nhớ công thức sẽ chọn phương án đúng là C. Nếu nhớ nhầm sang công thức tính quãng đường đi sẽ chọn phương án A hoặc B. Nếu không nhớ trong chuyển động nhanh dần đều a cùng hướng với v sẽ chọn D.

Câu 20: Công thức nào dưới đây liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động nhanh dần đều ?

A. v + v0 = 2as B. v - v0 = 2as

C. v2+ v2

0 = 2as D. v2- v2

0 = 2as.

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về chuyển động nhanh dần đều Yêu cầu: Trình độ nhận biết

Học sinh nhớ công thức sẽ chọn phương án đúng là D. Nếu nhớ nhầm công thức sẽ chọn A, B hoặc C.

Câu 21: Một ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h trên một đoạn đường thẳng thì người lái bắt đầu tăng tốc chuyển động nhanh dần đều sau 20s đạt được vận tốc 50,4km/h. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng tốc là: A. a = 0,72m/s2 ; v = 38,8m/s B. a = 0,2m/s2 ; v = 18m/s C. a = 0,2m/s2 ; v = 8m/s D. a = 1,2m/s2 ; v = 58m/s.

Mục đích: Kiểm tra kỹ năng áp dụng công thức vận tốc của chuyển đông nhanh dần đều vào các bài toán đơn giản.

Yêu cầu: Trình độ thông hiểu

Đổi đơn vị vận tốc từ km/h sang m/s. Từ công thức gia tốc xác định gia tốc của chuyển động, sau đó áp dụng công thức tính vận tốc sau 40s. Phương án đúng là B. Nếu quên không đổi đơn vị vận tốc từ km/h sang m/s sẽ chọn phương án A. Nếu nhầm dấu trong công thức gia tốc sẽ chọn phương án D. Nếu áp dụng công thức vận tốc sai sẽ chọn phương án C.

Câu 22: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. Sau bao nhiêu lâu kể từ lúc hãm phanh thì đoàn tàu dừng hẳn?

A. t = 40s B. t = 45s C. t = 20s D. t = 15s.

Mục đích: Kiểm tra công thức vận tốc của chuyển động chậm dần đều Yêu cầu: Trình độ thông hiểu

Học sinh nhớ công thức, đổi đơn vị, thay số và tính toán đúng sẽ chọn phương án đúng là A. Nếu không đổi đơn vị sẽ chọn phương án B. Xác định vận tốc ban đầu khi tính áp dụng công thức vận tốc lần 2 để tính thời gian t sai sẽ chọn phương án C. Tính toán sai sẽ chọn phương án D.

Câu 23: Khi chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều thì: A. Véc tơ vận tốc có độ lớn giảm đều theo thời gian. B. Véc tơ gia tốc cùng chiều với chuyển động. C. Gia tốc có giá trị âm.

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về chuyển động chậm dần đều Yêu cầu: Trình độ thông hiểu

Phương án đúng là A. Nếu nhầm sang chuyển động nhanh dần đều sẽ chọn phương án B. Nếu nhầm sang trường hợp chọn chiều dương trục tọa độ là chiều chuyển động sẽ chọn Phương án C. Nếu không hiểu trong chuyển động chậm dần đều a ngược hướng với v thì sẽ chọn phương án D.

Câu 24: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36kh/h trên đoạn thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho đến khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m.Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu?

A. a = - 0,5 m/s2 B. a = - 6,48 m/s2 C. a = 6,48 m/s2 D. a = 0,5 m/s2.

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về sự liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi. Yêu cầu: Trình độ thông hiểu

Nếu học sinh nhớ công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi trong chuyển động biến đổi đều, biết đổi đơn vị, tính toán đúng sẽ chọn phương án A. Nếu nhầm dấu trong công thức liên hệ v ; a ; s sẽ chon phương án D. Nếu quên không đổi đơn vị đồng thời nhầm dấu hệ thức sẽ chọn phương án B hoặc C.

Câu 25: Một xe đạp đang đi với vận tốc 2m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó một ô tô đang chạy với vận tốc 72km/h thì lên dốc chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Biết chiều dài dốc là 570m. Chọn trục 0x song song với mặt dốc, gốc tọa độ là đỉnh dốc, gốc thời gian là lúc xe đạp bắt đầu xuống dốc.

Phương trình chuyển động của hai xe là:

A. Xe đạp : x1 = 2t + 0,1t2 ; ô tô : x2= 570 – 72t + 0,2t2 B. Xe đạp : x1 = 570 + 2t + 0,1t2 ; ô tô : x2= 20t + 0,2t2 C. Xe đạp : x1 = 2t + 0,1t2 ; ô tô : x2= 570 – 20t + 0,2t2 D. Xe đạp : x1 = 2t + 0,1t2 ; ô tô : x2= 570 – 20t - 0,2t2.

Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều để lập phương trình chuyển động cho hai xe cùng chạy trên một đoạn đường. Yêu cầu: Phương án đúng là C. Nếu không đổi đơn vị vận tốc sẽ chọn phương án A. Nếu xác định tọa độ ban đầu hai xe sai sẽ chọn phương án B. Nếu xác định dấu của gia tốc sai sẽ chọn phương án D.

Câu 26: Vẫn bài toán trên thì khoảng cách giữa hai xe khi chúng đi được 20s là: A. 170m B. 330m C. 240m D. Một kết quả khác. Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức về phương trình tọa độ chuyển động thẳng biến đổi đều để giải bài toán tìm khoảng cách giữa hai vật chuyển động.

Yêu cầu: Phương án đúng là B. Nếu xác định khoảng cách giữa hai xe bằng x1 x2 thì sẽ chọn phương án A. Nếu xác định khoảng cách giữa hai xe bằng

2

1 x

x thì sẽ chọn phương án C. Nếu lập phương trình sai hoặc tính toán sai sẽ chọn phương án D.

Câu 27: Một vật chuyển động nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 5 vật đi được quãng đường 5,9m. Gia tốc của vật đó bằng:

A. 0,2 m/s2 B. 2,7 m/s2 C. 0,33 m/s2 D. 1 m/s2.

Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng linh hoạt công thức tính quãng đường đi trong chuyển động biến đổi đều.

Yêu cầu: Phương án đúng là A. Nếu không đổi đơn vị sẽ chọn phương án B. Nếu vận dụng công thức sai công thức sẽ chọn phương án C hoặc D.

Câu 28: Chọn một phương án đúng:

A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. B. Khi rơi tự do mọi vật rơi hoàn toàn như nhau

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn

D. Vận tốc của vật chạm đất không phụ thuộc vào độ cao của vật trước khi rơi. Mục đích: Kiểm tra về chuyển động rơi tự do

Yêu cầu: Ghi nhớ

Câu 29: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là rơi tự do ? A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở

B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3m xuống đất

C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống D. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống.

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về chuyển động rơi tự do Yêu cầu: Trình độ hiểu

Học sinh hiểu khái niệm rơi tự do, phân tích chuyển động rơi trong từng trường hợp sẽ chọn phương án đúng là B. Nếu cho rằng thang máy chuyển động xuống dưới chỉ do tác động của trọng lực sẽ chọn phương án C. Nếu không nhận thấy lực cản không khí là đáng kể sẽ chọn phương án A hoặc D.

Câu 30: Một quả bóng được ném thẳng đứng lên trên trong trường hợp không có sức cản. Sau khi rời tay độ lớn của gia tốc:

A. Tăng lên khi quả bóng đi lên, giảm khi quả bóng đi xuống. B. Luôn tăng

C. Luôn giảm D. Không thay đổi.

Mục đích: Kiểm tra kiến thức về gia tốc trong chuyển động của vật bị ném lên.

Yêu cầu: Trình độ hiểu

Học sinh phân tích được chuyển động của quả bóng khi được ném lên nó chuyển động chậm dần đều với gia tốc g. Khi lên đến độ cao cực đại nó lại rơi nhanh dần đều với gia tốc g thì sẽ chọn phương án đúng là D. Nếu cho rằng độ lớn gia tốc trong quá trình vật đi lên và đi xuống khác nhau sẽ chọn phương án B hoặc C. Nếu cho rằng vận tốc của vật không thay đổi sẽ chọn phương án A.

Câu 31: Từ độ cao h1 người ta thả một vật rơi tự do. Một giây sau ở độ cao h2thấp hơn 20m người ta tiếp tục thả cho vật thứ hai rơi tự do. Lấy g = 10 m/s2.Chọn vị trí vật 1 bắt đầu rơi làm mốc, chiều dương từ trên xuống và thời điểm vật 1 bắt đầu rơi làm mốc thời gian. Phương trình rơi tự do của hai vật là:

A. h1 = 5t2( m và s) ; h2= 5t2- 20 ( m và s) B. h1 = 5t2( m và s) ; h2= 5t2+ 20 ( m và s) C. h1 = 5t2( m và s) ; h2= 5(t-1)2+ 20 ( m và s) D. h1 = 5t2( m và s) ; h2= 5(t +1)2 + 20 ( m và s)

Mục đích: Kiểm tra về kỹ năng lập phương trình chuyển động của vật rơi tự do.

Yêu cầu: Trình độ vận dụng linh hoạt khi hai chuyển động rơi không cùng vị trí và thời điểm rơi.

Học sinh xác định đúng tọa độ ban đầu, thời gian rơi của từng vật sẽ chọn phương án đúng là C. Nếu nhầm lẫn khi xác định các đại lượng trên sẽ chọn phương án A, B hoặc D.

Câu 32: Ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng trong môi trường không có sức cản, sau một thời gian nó rơi trở lại vị trí ban đầu. Ném lần thứ hai, thời gian lên xuống của bi tăng gấp đôi. Độ cao cực đại mà ở lần ném thứ hai viên bi đạt được hơn lần thứ nhất là:

A. 2 lần B. 2 lần C. 2 2 lần D. 4 lần.

Mục đích: kiểm tra trình độ vận dụng linh hoạt công thức s = 2

2 1

gt của chuyển động rơi tự do áp dụng cho vật bị ném lên theo phương thẳng đứng.

Yêu cầu: Học sinh phân tích được chuyển động của một vật bị ném lên theo phương thẳng đứng. Rút ra được nhận xét thời gian vật rơi tự do. Áp dụng công thức : s = 2

2 1

gt với t bằng một nửa thời gian chuyển động của vật. Lập tỉ số 2 1

s s

sẽ

chọn phương án đúng là D. Nếu lập tỉ số sai 2 1 s s = 2 1 t t sẽ chọn phương án B. Nếu tính toán sai sẽ chọn phương án A hoặc C.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)