Chuẩn bị kiểm tra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 102 - 103)

V. Câu hỏi tính tƣơng đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc Câu 38 : Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy:

c. Mức độ vận dụng

2.4.1. Chuẩn bị kiểm tra

- Xác định nội dung bài kiểm tra tức là xác định phạm vi của bài kiểm tra và các mức độ nhận thức cần đạt được trong bài kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra mỗi chủ đề (một phần hay một chương…) của chương trình học được tiến hành theo trình tự sau:

+ Thống nhất các mục tiêu đánh giá, liệt kê được những nội dung cơ bản cần kiểm tra ở mỗi chủ đề (phần/chương/bài) theo các mức độ nhận thức (hiểu, biết vận dụng đơn giản).

+ Thành lập bảng đặc trưng (dàn bài trắc nghiệm) để đảm bảo: các câu hỏi trong bài trắc nghiệm đại diện và bao trùm toàn thể kiến thức cần đánh giá, hợp lí cho từng phần của nội dung mục tiêu giảng dạy, số câu trong bài kiểm tra phụ thuộc vào thời gian dành cho bài trắc nghiệm (thời gian làm bài không quá 3 giờ).

- Thiết lập bài kiểm tra: Theo quy định về chương trình vật lý THPT của Bộ giáo dục và đào tạo, khi nghiên cứu chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT, học sinh cần thực hiện 3 bài kiểm tra gồm:

Kiểm tra 15 phút: 2 bài (bảng phụ lục). Kiểm tra 45 phút: 1 bài (bảng phụ lục).

Bài kiểm tra 15 phút có thể tiến hành sau khi học sinh học xong một số bài học trong chương trình hoặc học xong toàn bộ chương trình, bài kiểm tra 45 phút tiến hành sau khi học sinh học xong toàn bộ chương trình. Căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn các câu tự luận và TNKQ NLC cho phù hợp. Để lựa chọn các câu phù hợp nhất cần xây dựng một bảng đặc trưng cho mỗi bài kiểm tra (bảng ma trận hai chiều).

Chúng tôi đã lấy các câu hỏi từ hệ thống câu hỏi đã xây dựng và phối hợp câu hỏi TNKQ NLC với câu tự luận để làm đề KTĐG kiến thức học sinh.

Lưu ý khi in bài trắc nghiệm: Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót. Cần trình bày rõ ràng, dễ đọc. Cần làm nổi bật phần gốc và phần lựa chọn, sắp xết các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc.

- Xây dựng đáp án và biểu điểm. Thang đánh giá gồm 11 bậc từ 0, 1, 2, 3, 4… 10 điểm.

Sự phân phối điểm cho từng phần (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm tự luận) tuân theo 2 nguyên tắc: Tỉ lệ thuận với thời gian dự định, với từng phần

hoàn thành của học sinh (được xây dựng khi thiết kế ma trận). Mỗi câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn nếu trả lời đúng có số điểm như nhau.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)