Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 26 - 28)

Phải lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm, liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường (Nghĩa là: cần khảo sát những gì ở học sinh?). Xác định rõ mục đích của bài trắc nghiệm.

Khi phân tích về nội dung ta sẽ có một sơ đồ chương trình giảng dạy được diễn đạt theo nội dung: Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào? Những lĩnh vực nào trong các nội dung đó nên đưa vào trong bài kiểm tra trắc nghiệm này.

Cần xác định cách trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất và mức độ khó, dễ của bài trắc nghiệm đến đâu.

* Xác định mục đích của bài trắc nghiệm

Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

- Nếu là bài trắc nghiệm nhằm KT những điều hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết HS đều đạt được điểm tối đa. - Khi bài trắc nghiệm là một bài thi cuối học kỳ nhằm xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, đảm bảo phân loại được học sinh.

- Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra điểm mạnh, yếu của học sinh, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ.

- Có thể dùng trắc nghiệm với mục đích lập luận giúp cho HS hiểu thêm bài học và làm quen với phương pháp thi trắc nghiệm.

Như vậy, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, khi soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm có giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm.

* Phân tích nội dung môn học

- Xác định những khái niệm quan trọng trong nội dung chương học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm.

- Phân loại hai dạng thông tin được trình bày trong chương học + Những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh hoạ.

+ Những khái niệm quan trọng của chương học, lựa chọn những gì học sinh cần nhớ.

- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

* Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

Lập một bảng ma trận hai chiều: một chiều biểu thị nội dung (chương, bài, kiến thức), một chiều ghi các mức độ nhận thức cần đạt được (hiểu, biết, vận dụng). Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong mới viếtcâu hỏi trắc nghiệm.

Một bảng đặc trưng như sau: Trình độ nhận thức

Nội dung kiến thức

Các mức độ nhận biết Tổng số Trọng số (%) Nhận biết Hiểu Vận dụng A B … Tổng số

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)