Về phương pháp • Về kiến thức

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 51 - 55)

- Từ kết quả bài thi giáo viên có thể đánh giá mức độ thành công của công tác giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp dạy.

b.Về phương pháp • Về kiến thức

• Về kiến thức

Nhìn chung mức độ yêu cầu kiến thức của chương trình vật lý THPT ban khoa học tự nhiên là ngang với chương trình Vật lý THPT trong cải cách giáo dục.

Một mặt, trong chương trình mới tránh hết sức đi vào những chi tiết lý thuyết có tính hàn lâm và những chi tiết của các công nghệ. Những chi tiết lý thuyết có tính hàn lâm được hiểu là những vấn đề lý thuyết chỉ có tầm quan trọng về mặt hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết mà ít được sử dụng trong thực tế và nhất là vượt quá yêu cầu của học vấn phổ thông.

• Về kỹ năng

Mức độ yêu cầu của chương trình mới lại cao hơn hẳn với chương trình trước đây. Thực vậy chương trình trước dây ta chỉ hạn chế phạm vi 3 yêu cầu kỹ năng cụ thể là: kỹ năng vận hành kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản, kỹ năng giải các bài tập đơn giản và kỹ năng vận hành vật lý. Trong chương trình vật lý mới, ngoài 3 yêu cầu kỹ năng trên còn có 3 yêu cầu kỹ năng rèn luyện các kỹ năng tiến trình khoa học, đó là kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và truyền đạt thông tin.

Ngay trên ghế nhà trường, cần tạo cho học sinh thói quen dùng những hiểu biết của mình để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Trong lý thuyết dạy học hiện đại, người ta đã đề ra các phương châm: Học trong hành động - học trong sự tương tác xã hội. Mục tiêu của dạy học thay đổi kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học. SGK viết theo quan điểm dạy học hoạt động phải khác với SGK viết theo quan điểm dạy học truyền thụ kiến thức đơn thuần. SGK không những tạo điều kiện tốt mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu kỹ năng, thái độ và tình cảm. Đây là một điều rất khó thực hiện đối với các tác giả SGK Vật lý 10 THPT và là một điều cần phải "đấu tranh quyết liệt" để thực hiện. Về thí nghiệm thực hành, tính đến khả năng thực hiện các trường THPT, chương trình chỉ đề ra yêu cầu dành từ 8% đến 10% thời gian học tập Vật lý để làm thí nghiệm. Về thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đồng loạt do học sinh thực hiện ngay trong tiết học lý thuyết, chương trình đề ra mức phấn đấu trước mắt là khoảng 30% số tiết học Vật lý có thí nghiệm đến năm 2010 tỷ lệ đó là 50%. Tỷ lệ tiết bài tập chiếm khoảng 22% số tiết học. Tỷ lệ các tiết ôn tập và kiểm tra chiếm khoảng 9% số tiết học. Như vậy, chương trình dành khoảng 30% số tiết học vào việc luyện tập, ôn tập, củng cố và kiểm tra.

• Về thái độ, tình cảm, tác phong.

Chương trình Vật lý THPT nhấn mạnh trước hết đến việc tạo hứng thú học tập môn Vật lý ở học sinh ban KHTN và việc làm cho sinh ban KHXH&NV không ngại học môn Vật lý.

Chương trình chú ý đặc biệt đến yêu cầu rèn luyện cho học sinh ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết về vật lý của mình vào các hoạt động trong gia đình và xã hội để cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường, tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong lao động học tập và nghiên cứu.

2.1.2.2 Đặc điểm về nội dung và phương pháp trình bày tài liệu đề tài “Động học chất điểm trong SGK vật lí 10 THPT”

- Các tài liệu về “động học chất điểm” trong cả hai bộ SGK Vật lí 10 THPT (bộ cơ bản và bộ nâng cao) đều được trình bày trong một chương. Mặc dù “khối lượng kiến thức ít hơn, mức độ kiến thức cũng thấp hơn so với SGK Vật lí 10 nâng cao” nhưng nội dung kiến thức về đề tài này trong SGK cơ bản bao gồm những khái niệm quan trọng nhất về chuyển động: chất điểm, hệ qui chiếu, tính tương đối của chuyển động, khái niệm vận tốc, gia tốc, chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, tròn đều. Đây là những nội dung cần và đủ để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tiếp theo của giáo trình cơ học và giáo trình vật lí nói chung.

- Trong cả hai tài liệu sử dụng phương pháp tọa độ trên cơ sở các đại lượng véc tơ. Tuy nhiên trong SGK nâng cao đã sử dụng véc tơ độ dời, một mặt cho phép sử dụng phương pháp tọa độ một cách triệt để, chặt chẽ hơn; mặt khác lại chứa đựng nhiều khía cạnh trừu tượng, phải sử dụng công cụ toán học nhiều hơn. Đây chắc chắn là sẽ là những khó khăn nhất định cho sự nhận thức của học sinh do đó Giáo viên cần lưu ý đến vấn đề này.

- Trong cả hai SGK, nhiều thí nghiệm có tính khả thi cao được sử dụng để xây dựng kiến thức mới hoặc để khảo sát thực hành về chuyển động. Đây là những ưu điểm, thể hiện rất rõ mục tiêu của chương trình đặt ra.

- Do thời gian dành cho việc trình bày tài liệu bị rút ngắn so với SGK nâng cao nên nhiều kiến thức trong SGK cơ bản được trình bày ngắn gọn, triệt để sử dụng công cụ toán học. Với việc trình bày như vậy nếu không có các phương pháp dạy học linh hoạt và phù hợp rất có nguy cơ học sinh chỉ thu được một hệ thống kiến thức ở dạng hình thức các công thức, biểu thức, ít có khả năng giải thích được

các bản chất của hiện tượng cũng như việc áp dụng kiến thức để giải các bài toán trong nhiều trường hợp cụ thể.

- Vị trí và lô gíc trình bày tài liệu “sự rơi tự do” trong cả hai bộ sách SGK đều giống nhau, trong đó sự rơi tự do như là một ví dụ của chuyển động thẳng nhanh dần đều không có vận tốc ban đầu. Sự thu hẹp mô hình của "chuyển động của vật dưới tác dụng của trọng lực” thành mô hình “rơi tự do” như vậy, thực tế đã tạo ra nhiều khó khăn cho cả Giáo viên và học sinh khi giải thích và giải quyết nhiều bài toán cụ thể.

Từ nh ững phân tích trên đây, có thể đưa ra lô gíc tổng quát của việc trình bày tài liệu đề tài “động học chất điểm" trong cả hai bộ SGK Vật lí 10 THPT như sơ đồ sau đây:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 51 - 55)