Câu hỏi chuyển động thẳng đều

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 68 - 73)

Câu 7: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều trong trường hợp vật mốc không trùng với điểm xuất phát là:

A. S = v.t B. x = x0 + v.t C. x = v.t D. S = S0 + v.t

Mục đích: Kiểm tra về phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều Yêu cầu: Trình độ nhận biết

Phương án B là đúng. Nếu nhầm kí hiệu giữa quãng đường đi và tọa độ sẽ chọn D. Nếu nhầm sang điểm xuất phát trùng với gốc tọa độ thì sẽ chọn phương án C. Nếu nhầm ký hiệu giữa đường đi với tọa độ và nhớ công thức đơn giản ở lớp dưới sẽ chọn phương án A.

Câu 8: Một vật chuyển động thẳng đều, gọi x1, x2 là tọa độ của vật ứng với các thời điểm t1, t2 được xác định trên trục 0x. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2là: A. v = 2 1 2 1 t t x x B. v = 1 2 2 1 t t x x C. v = 1 2 1 2 t t x x D. v = 2 2 1 1 t x t x 2 1

Mục đích: Kiểm tra công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng đều.

Yêu cầu: Trình độ nhận biết

Phương án C là đúng. Nếu xác định nhầm thời gian chuyển động sẽ chọn phương án A. Nếu viết nhầm công thức tính độ dời sẽ chọn phương án B. Nếu cho rằng vận tốc trung bình bằng trung bình vận tốc và 1 1 t x , 2 2 t x là vận tốc của vật tại thời điểm t1, t2 sẽ chọn phương án D.

Câu 9 : Véc tơ vận tốc tức thời:

A. Có giá trị đại số bao giờ cũng dương

B. Đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó C. Có độ lớn bằng vận tốc tức thời

D. Cùng phương với quỹ đạo và có chiều của chuyển động. Mục đích: Kiểm tra khái niệm véc tơ vận tốc tức thời

Yêu cầu: Trình độ hiểu

Phương án B là đúng. Nếu nhầm sang trường hợp đặc biệt là chuyển động thẳng sẽ chọn phương án D. Nếu cho rằng véc tơ vận tốc tức thời cho biết chiều

của chuyển động nên nó phải luôn dương sẽ chọn phương án A. Nếu nhầm sang khái niệm tốc độ tức thời sẽ chọn phương án C.

Câu 10: Một người chạy thể dục, trong 10 phút đầu chạy được 3,5km; dừng lại nghỉ trong 5 phút rồi chạy tiếp được 3km trong 10 phút tiếp theo. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là:

A. 325 m/ph B. 26 m/ph

C. 260 m/ph D. 32,5 m/ph

Mục đích: Kiểm tra khái niệm tốc độ trung bình Yêu cầu: Trình độ hiểu

Nếu HS nhớ và hiểu cách xác định tốc độ trung bình sẽ chọn phương án đúng là C. Nếu nhầm không tính đến thời gian nghỉ sẽ chọn phương án A. Nếu đổi nhầm đơn vị sẽ chọn phương án B hoặc D.

Câu 11: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/ h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe xuất phát từ một điểm cách bến xe 4 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ô tô trên đoạn đường này là:

A. x = 60t - 4 B. x = 4 – 60t

C. x = 4 + 60t D. x = 60t

Mục đích: Kiểm tra kỹ năng viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều

Yêu cầu: Trình độ hiểu

Học sinh nhớ được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều, hiểu các đại lượng trong phương trình, xác định đúng x0, v sẽ chọn phương án đúng là C. Nếu xác định sai x0 sẽ chọn phương án D hoặc A. Nếu xác định dấu của vận tốc sai sẽ chọn phương án B.

Câu 12: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục 0x có dạng: x = 4t – 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 3h chuyển động là:

A. 12 km. B. -12 km.

C. - 2 km. D. 2 km.

Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính quãng đường đi của vật chuyển động thẳng đều

Yêu cầu: Trình độ hiểu

Học sinh nhớ công thức tính quãng đường đi của vật chuyển động thẳng đều, hiểu các đại lượng trong phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều thì sẽ chọn phương án đúng là A. Nếu nhầm dấu của vận tốc sẽ chọn phương án B. Nếu nhớ nhầm tọa độ với quãng đường sẽ chọn phương án C hoặc D.

Câu 13: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục 0x có dạng: x = 6 + 40t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc bằng 40 km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc bằng 6 km/h.

C. Từ điểm M cách gốc tọa độ 40 km, với vận tốc 6 km/h. D. Từ điểm M cách gốc tọa độ 6 km, với vận tốc 40 km/h.

Mục đích: Kiểm tra hiểu biết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều

Yêu cầu: Trình độ hiểu

Học sinh nhớ được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều, hiểu các đại lượng trong phương trình, xác định đúng x0, v sẽ chọn phương án đúng là D. Nếu xác định sai x0 và v sẽ chọn phương án A hoặc B. Nếu nhầm giữa x0 và v sẽ chọn phương án C.

Câu 14: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 6h sáng chạy hướng về Yên Bái với vận tốc 60km/h. Một ô tô thứ hai khởi hành lúc 6h30 phút sáng tại địa điểm cách Hà Nội 20km cùng hướng với xe thứ nhất, với vận tốc 70km/h. Coi chuyển động của cả hai xe là thẳng đều. Chọn Hà Nội làm mốc, chọn thời điểm 6h sáng làm mốc thời gian và chọn chiều Hà Nội đến Yên Bái làm chiều dương. Phương trình chuyển động của hai xe nói trên là:

A. Xe thứ nhất: x1 = 60t; xe thứ hai: x2= 20 – 70 (t + 0,5) B. Xe thứ nhất: x1 = 60t; xe thứ hai: x2= 20 + 70t

C. Xe thứ nhất: x1 = 60t; xe thứ hai: x2= 20 + 70 (t - 0,5) D. Xe thứ nhất: x1 = 20+ 60t; xe thứ hai: x2= 70 (t - 0,5)

Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng linh hoạt các kiến thức về chuyển động thẳng đều để lập phương trình chuyển động khi hai xe khởi hành không cùng một thời điểm.

Yêu cầu: Học sinh xác định tọa độ ban đầu, vận tốc và thời gian chuyển động của hai xe đúng sẽ chọn phương án là C. Xác định dấu của vận tốc xe thứ hai sai sẽ chọn phương án A. Xác định thời gian chuyển động của xe thứ hai sai sẽ chọn phương án B. Nhầm tọa độ ban đầu sẽ chọn phương án D.

Câu 15: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 112km có hai xe cùng khởi hành một lúc, chạy ngược chiều theo hướng đến gặp nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 10m/s, xe từ B có vận tốc v2 = 20km/h. Chọn địa điểm A là vật mốc, chọn gốc thời gian là lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B làm chiều dương. Phương trình chuyển động của mỗi xe trên đoạn đường này là:

A. Xe chạy từ A: xA = 36t; xe chạy từ B: xB= 112 + 20t B. Xe chạy từ A: xA = 112 + 20t; xe chạy từ B: xB= - 20t

C. Xe chạy từ A: xA = 36t; xe chạy từ B: xB= 112 - 20t D. Xe chạy từ A: xA = 10t; xe chạy từ B: xB= 112 - 20t

Mục đích: Kiểm tra kỹ năng lập phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

Yêu cầu: Trình độ vận dụng

Từ phương trình chuyển động thẳng đều, xác định đúng x0, v của cả hai xe sẽ chọn phương án đúng là C. Nếu xác định dấu của vận tốc xe chạy từ B sai thì sẽ chọn phương án A. Nếu chọn tọa độ x0 của hai xe sai thì sẽ chọn phương án B. Nếu quên không đổi vận tốc của xe chạy từ A sẽ chọn phương án D.

Câu 16: Vẫn bài toán trên khoảng thời gian hai xe tới gặp nhau (kể từ thời điểm xuất phát) và khoảng thời gian từ địa điểm A đến địa điểm hai xe gặp nhau là: A. Thời gian tới gặp nhau: t = 2h; địa điểm gặp nhau cách A : 72km B. Thời gian tới gặp nhau: t = 7h; địa điểm gặp nhau cách A : 252km C. Thời gian tới gặp nhau: t = 3h44; địa điểm gặp nhau cách A : 371km D. Không tìm được thời gian gặp nhau.

Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức về phương trình chuyển động để giải bài toán hai xe gặp nhau.

Yêu cầu: Học sinh chọn phương án đúng C của câu 15 và tính toán đúng sẽ chọn phương án đúng là A. Nếu HS chọn phương án đúng A của câu 15 thì sẽ chọn phương án B. Nếu HS chọn phương án đúng của câu 15 là B thì sẽ chọn phương án D.

Câu 17: Một vật chuyển động thẳng đều có phương trình: x = - 4(t – 2) + 10 (m; s). Một học sinh biến đổi và viết lại phương trình dưới dạng : x = - 4t + 18 (m; s). Trị số 18 có ý nghĩa vật lí nào kể sau :

A. Thời điểm lúc vật ở gốc tọa độ.

B. Tọa độ của vật ở thời điểm gốc (t0 = 0). C. Vận tốc của vật tai thời điểm ban đầu.

D. Không có ý nghĩa vật lí mà chỉ do biến đổi toán học.

Mục đích: Kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức về phương trình chuyển động thẳng đều để xác định các đại lượng vật lí trong phương trình.

Yêu cầu: Học sinh nắm vững phương trình chuyển động thẳng đều, biết biến đổi toán học, hiểu rõ ý nghĩa các đại lượng vận dụng vào bài cụ thể sẽ chọn phương án đúng là B. Nếu nhầm ý nghĩa các đại lượng x0 ; v ; t0; với nhau sẽ chon phương án A hoặc C. Nếu không nắm vững phương trình chuyển động thẳng đều sẽ chọn phương án D.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 68 - 73)