Rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 103 - 105)

V. Câu hỏi tính tƣơng đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc Câu 38 : Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy:

c. Mức độ vận dụng

2.4.4. Rút kinh nghiệm

- Bước này đòi hỏi phải phân tích những mặt tốt và hạn chế trong quá trình tiến hành các bước trên nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm cho đợt kiểm tra sau.

- Trên cơ sở các kết quả kiểm tra: chuẩn đoán được tình hình học tập của HS, sự phù hợp của phương pháp giảng dạy, mục tiêu giảng dạy để đưa ra các biện pháp để điều chỉnh hoạt động giảng dạy hoặc điều chỉnh các mục tiêu đánh giá cho phù hợp hơn.

- Từ đó loại ra hoặc chỉnh sửa các câu hỏi không hay để dần có được hệ thống các câu hỏi đảm bảo độ khó và độ phân biệt theo yêu cầu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Các bài kiểm tra trắc nghiệm được xem như là phương tiện của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học. Vì vậy, việc soạn thảo nội dung các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh.

Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích nội dung kiến thức chương “Động học chất điểm” từ đó xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được, kết hợp với việc vận dụng cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá đã soạn thảo được 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ở ba trình độ nhận thức (nhận biết, hiểu, vận dụng) và 15 câu trắc nghiệm tự luận thuộc 6 nhóm kiến thức (Chuyển động cơ; chuyển động thẳng đều; chuyển động thẳng biến đổi đều; sự rơi tự do; chuyển động tròn đều; tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc).

Từ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã xây dựng chúng tôi nghiên cứu xây dựng các đề kiểm tra phối hợp giữa hai loại câu hỏi này nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng phương pháp “Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn” trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho các phần kiến thức khác nhau trong chương trình vật lý THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lý. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp và lần đầu tiên soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận theo định hướng mục tiêu môn học nhưng chúng tôi hy vọng rằng kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng tôi nhiều bài học bổ ích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chươn (Trang 103 - 105)