Những quan điểm đầu tư phát triển ngành Dệt May.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 67 - 69)

II. PHƯƠNG HƯỚNG TỔNG QUÁT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH D ỆT-MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010.

a)Những quan điểm đầu tư phát triển ngành Dệt May.

- Phát triển ngành Dệt - May theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản phẩm. Như phần I của chương này đã phân tích, công nghệ hiện đại ngày nay quyết định sức mạnh kinh tế và sự phồn thịnh của một đất nước. Khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ như vũ bão. Chúng ta cần phải nhanh chóng nắm bắt những công nghệ tiên tiến, áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống.

Xu hướng của đất nước trong tương lai cũng như xu hướng chung của toàn thế giới là cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cũng từ đó tăng theo, đặc biệt là những hàng hoá thông thường và hàng hoá cao cấp. Đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã,... của hàng hoá cũng cao hơn. Riêng đối với thị trường nước ngoài thì những tiêu chuẩn mà họ đưa ra ngày càng khắt khe hơn. Do đó, tổng hợp những yếu tố trên đòi hỏi ngành Dệt - May cần phải phát triển theo hướng hiện đại hoá và đa dạng về sản phẩm.

- Phát triển ngành Dệt - May theo hướng kết hợp thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước NICs cho thấy chiến lược hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu là một bước đi quan trọng không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện thế giới ngày nay, chúng ta cần phải tận dụng những lợi thế so sánh của mình về lao động và tài nguyên để phát triển hơn nữa những ngành công nghiệp xuất khẩu. Xuất khẩu càng nhiều, ngoại tệ thu về càng nhiều, kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, có hiệu quả và bền vững hơn.

Thực tế ngành Dệt - May Việt Nam đã đạt được kết quả đáng biểu dương là luôn đứng thứ hai về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Thành quả này cần phải tiếp tục được duy trì và phát triển hơn nữa. Đồng thời song song với xu hướng xuất khẩu, cần tích cực sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Với dân số hơn 80 triệu người, thị trường nước ta là một thị trường rộng lớn. Trong tương lai, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng cao hơn, tiềm năng của thị trường nội địa là vô cùng lớn. Các doanh nghiệp Dệt - May cần tích cực cải tiến sản phẩm, đẩy dần hàng ngoại ra khỏi thị trường trong nước.

- Phát triển ngành Dệt - May theo hướng đa dạng hoá sở hữu, tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo định hướng của Đảng và do những đòi hỏi của thị trường, ngành Dệt - May bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương, các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, và một phần nhỏ các hộ gia đình. Trong những năm tới, ngành Dệt - May cần tiếp tục được phát triển theo hướng đa dạng hoá sở hữu nhằm huy động mọi nguồn lực có thể cho ngành. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm. Mặt khác, nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.

Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy việc tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành Dệt - May là vô cùng hợp lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường năng động, ứng xử linh hoạt hơn với những biến đổi của thị trường. Ngành dệt là ngành cần vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp, lại khó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác nên Nhà nước cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực dệt.

- Phát triển các vùng nguyên liệu một mặt cung ứng đầu vào cho ngành Dệt - May, mặt khác góp phần thức đẩy quá trình phát triển của các ngành khác. Đó là các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp (phát triển công nghiệp hoá dầu). Chúng ta cần phải tận dụng lợi thế về tài nguyên để phát triển các vùng nguyên liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa trên sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, đồng thời tạo thế chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Đầu tư cho nguyên liệu dệt may còn góp phần phát triển các ngành khác. Cụ thể là nguyên liệu bông, tơ tằm gắn liền với sự phát triển của ngành nông

nghiệp; các nguyên liệu tổng hợp, hoá chất, thuốc nhuộm... gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu, các ngành sản xuất phụ liệu, bao bì.

- Chủ động đầu tư trang thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Trong 10 năm đổi mới vừa qua, ngành Dệt - May đã đầu tư chiều sâu nhằm thay thế dần các thiết bị và công nghệ quá lỗi thời. Tuy nhiên, việc thay thế này cho đến nay vẫn chưa hoàn tất. Trong thời gian tới cần tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây. Cũng cần phải tính đến tính đồng bộ của thiết bị được đầu tư mới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 67 - 69)