Lao động ngành may

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 37 - 38)

III. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT-MAY VIỆT NAM 1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

b)Lao động ngành may

Theo điều tra lao động, trong toàn ngành may hiện nay có khoảng 130.000 người, khu vực trung ương có khoảng 34.000 người, khu vực công nghiệp địa phương hiện có khoảng 96.000 người. Phần lớn lao động trong ngành may là lao động nữ (chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng số lao động trong toàn ngành).

Cũng như lao động ngành dệt, lao động ngành may phải là lao động có tay nghề, đã qua đào tạo. Năng suất lao động của ngành may trong những năm qua đã tăng lên rõ rệt. Trong những năm trước, một công nhân may áo jacket phải mất 5 - 8 giờ mới may được một áo thì ngày nay con số đó là 2,5 - 4 giờ.

Tóm lại, trong cơ chế thị trường hiện nay, do yêu cầu của công việc nên lao động trong ngành Dệt May phải làm việc với cường độ cao, thời gian làm việc căng thẳng, số lượng lớn với tỷ lệ nữ cao (chiếm 72 – 77%). Do tính đặc thù của công việc (công nhân Dệt phải đứng một lúc nhiều giờ liên tục) đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp không có việc làm, không tiêu thụ được sản phẩm, do đó dẫn đến nghỉ việc tràn lan. Cơ sở vật chất, vốn tự có của doanh nghiệp Dệt May thấp, việc giải quyết các chế độ phúc lợi xã hội như nhà ở, bảo hiểm... chưa tốt. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất lao động đời sống của công nhân.

Lao động trong ngành Dệt May ít được qua đào tạo và đào tạo lại. Thông thường các khoá đào tạo tiến hành ngắn trong khoảng hai đến ba tháng. Tay nghề công nhân không cao, do đó kéo theo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp.

Trong điều kiện làm việc như vậy nhưng nhìn chung tiền lương không cao nên người lao động không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đó là nguy cơ trầm trọng dẫn đến sự khan hiếm lao động có tay nghề giỏi trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp đang gặp tình trạng ngày càng giảm số lượng công nhân có đủ khả năng làm việc. Để đổi lại cho việc tìm kiếm thu nhập tốt hơn, nhiều công nhân đã chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất có lãi, thu nhập cao và ổn định hơn. Do đó, tình trạng thừa lao động thủ công, thiếu lao động tay nghề giỏi đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 37 - 38)