Những nguyên nhân chủ yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 62 - 65)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY.

b) Những nguyên nhân chủ yếu.

Những điều bất cập đối với ngành Dệt - May Việt Nam thì rất nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân sau:

- Thiếu vốn đầu tư. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chứ không riêng gì ngành dệt may. Vốn đầu tư có tính quyết định đối với quy mô cũng như tốc độ thực hiện các chương trình dự án của từng doanh nghiệp, hay của ngành. Một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu đặt ra cho ngành Dệt - May đến năm 2010 là Chính phủ cấp vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu vải sợi cho toàn ngành là 65.000 tỷ đồng. Nhưng sau hai năm thực hiện, cơ chế hỗ trợ này được triển khai rất hạn chế. Năm 2001, Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ cấp được 398 tỷ đồng và năm 2002 cấp được 500 tỷ đồng. Như vậy, cả hai năm mới chỉ cấp được 898

- Đầu tư mất cân đối, không chú trọng đến công tác mở rộng thị trường, thiết lập mạng lưới kinh doanh, phân phối hợp lý. Ngành Dệt - May mới chỉ chú trọng đầu tư vào lĩnh vực may mà ít quan tâm đến lĩnh vực dệt, nguồn cung cấp đầu vào chủ yếu cho ngành may. Trong ngành dệt, việc đầu tư cho khâu nhuộm hoàn tất là yếu nhất, dẫn đến sự không đồng bộ giữa các khâu, gây nên sự lãng phí không cần thiết. Việc đầu tư của các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam còn diễn ra tràn lan, không chú trọng chuyên môn hoá sản phẩm. Một doanh nghiệp có khi sản xuất hàng chục loại mặt hàng khiến chi phí sản xuất cao, chất lượng không đạt yêu cầu.

Về công tác mở rộng thị trường và thiết lập mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, các doanh nghiệp mới chỉ có sự quan tâm bước đầu. Đây vốn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam do những ảnh hưởng từ thời bao cấp.

- Vẫn còn tình trạng đầu tư, mua sắm trang thiết bị lạc hậu của các nước phát triển, mua sắm những thiết bị second-hand. Cơ chế nhập khẩu các thiết bị second-hand của các doanh nghiệp là nhằm khắc phục những hạn chế về vốn. Mặt khác đối với một số dây chuyền công nghệ quá hiện đại, lao động của chúng ta chưa đủ trình độ để tiếp nhận. Vì vậy, việc nhập các thiết bị đã qua sử dụng từ các nước phát triển là một giải pháp tối ưu. Điển hình là chúng ta đã nhập được một số dây chuyền thiết bị với giá rẻ từ các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng khu vực vừa qua, mặc dù những thiết bị này vẫn còn tốt. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư những thiết bị đã quá lạc hậu, những thiết bị không phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam vẫn xảy ra. Nguyên nhân khách quan là các doanh nghiệp không đánh giá được hết những hạn chế, những khiếm khuyết của thiết bị nhập. Đồng thời cũng có nguyên nhân chủ quan là các doanh nghiệp không nghiên cứu xem xét các thiết bị, công nghệ nhập trước khi ký hợp đồng mua bán, thậm chí có trường hợp bên mua biết được các thiết bị nhập không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn cố tình cho qua.

- Trình độ người lao động còn thấp. Thực trạng mức lương cho một lao động đã qua đào tạo trong ngành Dệt - May ngang bằng với các nước trong khu vực cho thấy tình trạng thiếu các nhân công quản lý và kỹ thuật có chất lượng. Đối với lao động phổ thông, mặc dù lương tối thiểu vẫn thấp hơn so với các nước nhưng năng suất của lao động Việt Nam không cao, kỷ luật lao động lại không nghiêm. Điều này xuất phát từ sự hiểu biết của người lao động còn rất hạn

chế. Vì vậy, nếu không chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thì trong tương lai lao động giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam nữa.

- Không chú trọng đầu tư cho vùng nguyên liệu. Mặc dù thời gian gần đây ngành Dệt - May đã có sự quan tâm thích đáng cho đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, nhưng do sự lơ là của những năm trước mà hiện nay ngành lâm vào tình trạng bị động trong sản xuất, chi phí sản xuất cao do phải nhập nguyên liệu. Những yếu tố đầu vào đó gây ảnh hưởng mạnh đến việc tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu.

- Các quy định, chính sách đối với ngành Dệt - May còn chưa hợp lý. Mặc dù Nhà nước đã có sự quan tâm ưu đãi đối với ngành, nhưng vẫn còn những bất cập trong các chính sách. Đó là các quy định về thuế, về vay vốn tín dụng ưu đãi, về xuất nhập khẩu, môi trường,... Trường hợp các văn bản luật, quyết định đã được ban hành nhưng không có thông tư hướng dẫn kịp thời không phải là hiếm. Vẫn còn tình trạng các quy định, chính sách đề ra không hợp với thực tế khiến cho việc thực hiện bị trì trệ, có khi vô tác dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)