Cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý của ngành

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 38 - 39)

III. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT-MAY VIỆT NAM 1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

c) Cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý của ngành

Hiện nay, ngành Dệt - May đang lâm vào tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết các cán bộ chủ chốt trong ngành đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, có chuyên môn nghiệp vụ khá, nhưng trình độ quản lý theo phong cách công nghiệp còn yếu, điều kiện tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Đó là trở ngại lớn cho việc tổ chức sản xuất, sắp xếp dây chuyền tại các doanh nghiệp. Cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp phần lớn đều trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi và thành thạo về công nghệ của những sản phẩm cụ thể, còn lại thiếu kiến thức về các sản phẩm, công nghệ khác.

Trong các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp Dệt - May nói riêng, yêu cầu đối với người làm công tác quản lý, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật phải là những người nắm bắt được công nghệ hiện đại, cập nhật thông tin hàng ngày.

Theo số liệu báo cáo của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ năm 1996 đến nay có 4 dự án nghiên cứu khoa học thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Dự án đầu tư viện dệt (dự án nhóm B): 7.398 triệu đồng

- Dự án dây chuyền kéo sợi Ấn độ (dự án nhóm B): 8.420 triệu đồng - Dự án ODA Bỉ (nhóm B): 14.776 triệu đồng

- Trung tâm nghiên cứu bông Nha hố: 11.291 triệu đồng, trong đó cho thiết bị là 5.546 triệu đồng, xây lắp 4.592 triệu.

Tính riêng năm 2001 tổng vốn đầu tư giải ngân cho các dự án nghiên cứu khoa học từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 2.510 triệu đồng.

Cũng thuộc nguồn vốn này có 3 dự án giáo dục đào tạo từ năm 1996 đến nay gồm:

- Trường dạy nghề dệt may Nam Định : 6.945 triệu đồng. - Trường trung học kỹ thuật thời trang I : 6.946 triệu đồng. - Trường trung học kỹ thuật thời trang II : 5.910 triệu đồng.

Tính riêng năm 2001 đã chi hết 3.300 triệu đồng cho giáo dục đào tạo. Còn những đơn vị đào tạo không thuộc ngành Dệt - May thì sao. Trước tiên xem xét hệ thống các trường đào tạo kỹ sư hiện nay: Trong các trường Đại

học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh có bộ môn đào tạo cán bộ kỹ sư về các lĩnh vực sợi, dệt, may và cơ khí; riêng ngành hoá nhuộm không còn đào tạo trong nước từ năm 1983. Tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Viện Đại học Mở đã thành lập khoa thời trang đào tạo hoạ sĩ mẫu, mốt và trang trí nội thất.

Việc đào tạo cán bộ trên đại học ở nước ngoài trong những năm gần đây bị thu hẹp lại nhưng được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành đào tạo thạc sỹ khoa học kỹ thuật và phó tiến sĩ cho ngành dệt - may từ năm 1990. Kết quả là đến nay đã có 5 thạc sĩ khoa học kỹ thuật tốt nghiệp, 3 phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) đào tạo theo chế độ ngắn hạn tại trường.

Một thực trạng cũng rất đáng buồn hiện nay đó là học sinh thi vào đại học chuyên ngành dệt, may trong những năm gần đây liên tục giảm. Điều này được lý giải bởi vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là Nhà nước ta chuyển từ cơ chế phân phối sinh viên sau khi ra trường sang cơ chế sinh viên tự kiếm việc làm và sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, đã tạo ra tâm lý thực dụng trong việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh khi thi vào đại học. Hơn nữa số học sinh thi vào ngành dệt, may ngày càng giảm vì điều kiện dạy và học chưa ngang tầm với cơ chế mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)