Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 32 - 33)

II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH DỆT-

2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Sản phẩm của ngành Dệt - May bao gồm những mặt hàng tiêu dùng bình dân, mặt hàng cao cấp, những sản phẩm dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp, xây dựng... Vì vậy, phạm vi thị trường của ngành Dệt - May là rất lớn.

Tại thị trường trong nước, tuy người tiêu dùng vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại nhưng đã bắt đầu chấp nhận và cổ vũ cho hàng Việt Nam. Cách đâ một vài năm, các cửa hàng thời trang, may đo với đủ loại lớn nhỏ đã hoạt động khá nhộn nhịp nhưng những mặt hàng bày bán chủ yếu là những sản phẩm của nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Hai ba năm trở lại đây, những mặt hàng do các doanh nghiệp Dệt - May trong nước sản xuất đã bắt đầu chiếm được cảm tình của nguời tiêu dùng. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều là áo sơ mi, áo jacket, túi sách, giày dép,... của các công ty đã được khách hàng cả nước biết đến như May 10, May Nhà Bè, May Chiến Thắng, May 20, Việt Tiến... Trong năm 2002 các công ty này đã đạt doanh số bán ra thị trường nội địa từ 40 - 60 tỷ đồng, đặc biệt công ty May Việt Tiến đã đạt 65 tỷ đồng.

Trên đây là những dấu hiệu khả quan cho thấy "khả năng sống" của hàng Dệt - May Việt Nam trên thị trường nội địa. Nhưng thực tế các doanh nghiệp Dệt - May vẫn chưa dành sự quan tâm đúng mức vào việc chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng với hơn 80 triệu dân này. Đối với một số mặt hàng của Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... hàng nội chiếm ưu thế, nhưng chúng ta lại để mặc cho hàng Trung Quốc tung hoành trên thị trường nội địa. Vấn đề về khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam ở thị trường trong nước sẽ được phân tích ở phần sau, nhưng nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam tại thị trường nội địa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó.

Thị trường ngoài nước của ngành Dệt - May Việt Nam bao gồm các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, và một số nước Châu Á. Đây là những trung tâm tiêu thụ hàng hoá đem lại một nguồn thu lớn cho ngành Dệt - May. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn tăng trưởng ở mức cao và vững chắc. Đặc biệt giai đoạn 2000 - 2002 có mức tăng trưởng đột biến do Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

được ký kết khiến cho xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là trong khi thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao thì các thị trường truyền thống lại giảm khá mạnh. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU năm 2002 chỉ đạt 560 triệu USD, giảm 9% so với năm 2001; thị trường Nhật đạt 475 triệu USD, giảm 20%; Đài Loan giảm 30%; Hồng Kông giảm 22%; Hàn Quốc giảm 16%.

Trong năm 2002 và quý I năm 2003 Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của Dệt - May Việt Nam. Chỉ tính riêng quý I năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đã đạt hơn 500 triệu USD, tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm 2002. Tuy nhiên, xu thế xụt giảm hàng dệt may của Việt Nam ở các thị trường truyền thống là một điều đáng lo ngại. Nếu ngành Dệt - May bỏ lơi các thị trường đang có để chạy theo thị trường mới thì lúc quay lại sẽ không dễ dàng bởi đây là những thị trường lớn và khó tính. Đơn cử thị trường EU: năm 1992 Việt Nam mới xuất sang thị trường này khoảng gần 200 triệu USD, nhưng từ 1992 đến 2002 Việt Nam đã xuất sang EU khoảng 600 triệu USD hàng dệt may mỗi năm. Bởi vậy nếu bỏ rơi thị trường này sẽ là một thiệt hại lớn cho Dệt - May Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 32 - 33)