Đầu tư cho hoạt động marketing.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 55 - 56)

III. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT-MAY VIỆT NAM 1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

a)Đầu tư cho hoạt động marketing.

Chất lượng dịch vụ trong ngành Dệt - May như hệ thống thông tin, giao dịch, khả năng giao hàng đúng tiến độ cũng như khả năng tổ chức thực hiện các đơn hàng nhỏ của các doanh nghiệp nước ta còn yếu so với các nước trong khu vực. Nghệ thuật bán hàng của nước ta tuy đã tiến bộ hơn rất nhiều so với 10 năm trước, nhưng vẫn là điểm yếu cơ bản so với các nước trong khu vực. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống bán hàng yếu về chất lượng, thiếu về số lượng. Nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin, hệ thống phân phối, đại diện thương mại ở các thị trường xuất khẩu. Bởi vậy, khả năng phản ứng nhanh trước diễn biến của thị trường rất hạn chế, thường phải đối phó trong thế bị động, kém hiệu quả. Không chỉ có thế, việc chưa có mạng lưới bán hàng rộng rãi cũng như vấn đề tồn tại giữa các doanh nghiệp là cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường nước ngoài đang là một điểm yếu của Dệt - May Việt Nam. Nếu không khắc phục, các doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng dẫm đạp lên nhau, hỗn loạn trong việc phân chia thị trường.

Tổng công ty Dệt - May Việt Nam với uy tín và tiềm lực to lớn của mình đã mở văn phòng đại diện tại NewYork, Tokyo và Hồng Kông, cùng rất nhiều văn phòng và chi nhánh giao dịch ở nước ngoài. Trong tương lai Tổng công ty còn dự định mở văn phòng đại diện ở Anh, Nga... Thông qua các văn phòng đại diện này, các doanh nghiệp dệt may thuộc tổng công ty có thể trực tiếp giới thiệu, chưng bầy sản phẩm của mình, từ đó có được những hợp đồng kinh doanh mà không phải thông qua trung gian. Cũng với văn phòng đại diện này các doanh nghiệp thành viên có thể quảng bá thương hiệu của mình ra thị trường nước ngoài.

Yếu tố thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng trong xuất khẩu hàng dệt may bởi cùng chất lượng như nhau nhưng sản phẩm có thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu dùng biết đến có thể bán giá cao hơn. Hơn nữa, xu thế hội nhập WTO còn có những đòi hỏi khắt khe hơn đối với thương hiệu sản phẩm như tiêu chuẩn quản lý môi trường sản xuất ISO - 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm với xã hội và người lao động SA - 18000... Bên cạnh chất lượng và uy tín, thương hiệu còn phải đạt được những tiêu chuẩn như dễ nhớ, dễ gọi, có ý nghĩa... Nhìn chung

việc đầu tư cho thương hiệu hàng hoá để tạo niềm tin cho khách hàng đòi hỏi chất xám và chi phí rất lớn. Do đó chỉ một số doanh nghiệp lớn mới đủ sức và dám đầu tư cho công tác này. Một thực tế đáng buồn là rất nhiều doanh nghiệp dệt may của ta nổi tiếng ở thị trường trong nước nhưng đến khi xuất khẩu ra nước ngoài lại phải thuê tên và thương hiệu của các hãng khác với giá cao nên doanh thu thực tế là rất thấp. Trong khi ngành công nghiệp dệt may các nước tiên tiến đã tiến tới bán thương hiệu thì chúng ta vẫn chỉ miệt mài với việc làm hàng gia công xuất khẩu, hiệu quả thu được rất thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 pot (Trang 55 - 56)