Thực trạng du lịch tại thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch tại thành phố nha trang (Trang 54)

4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1 Vị trí địa lý thành phố Nha Trang

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông tiếp giáp với biển. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường.

Thành phố Nha Trang cách thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6 km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 393.218 người.

Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36 km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng.

Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.

4.1.1.2. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Ngọc chỉ khoảng 4 ha. Từ tháng 6/2003, Vịnh Nha Trang “thiên đường” vịnh biển của Việt Nam, là vịnh thứ 2 ở nước ta được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới công nhận là thành viên thứ 29 của câu lạc bộ này.

Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:

Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hòn Miễu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng

Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi….

Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5 km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5 km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển

Đảo yến: đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào

b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Bên cạnh các tài nguyên du lịch về biển đảo thì Nha Trang còn nổi tiếng với các di tích lịch sử, văn hóa mang đậm tính nhân văn như chùa Long Sơn, Tháp Bà Ponaga hay các lễ hội truyền thống của các đồng bào Chăm, Kinh…

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa.

Tháp Bà do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817 Tháp Bà là một trong những ngôi đền lâu đời nhất tại Việt Nam được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông

Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ) Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6 km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông. Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh.

Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nay viện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển.

Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn

thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú.

Đặc sản ẩm thực: Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa. Ngoài ra, nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên. Ngoài ra tại Nha Trang còn có bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu được xếp vào loại ngon. Hải sản Nha Trang đa dạng và phong phú với rất nhiều loại và vô số những món ăn khác nhau, nổi tiếng có món nhum - còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn sống với cải bẹ xanh.

Lễ hội cầu ngư.

Khánh Hòa cũng giống như các tỉnh ven biển khác, sự tôn trọng đối với biển là một phần không thể thiếu, không chỉ trong ý nghĩ của ngư dân, mà còn của người dân địa phương đồng thời thu hút đông đảo du khách du lịch Nha Trang Khánh Hòa tìm đến để khám phá. Đó là lý do tại sao Lễ hội Cầu Ngư luôn luôn được xem như là một lễ hội quan trọng. Lễ hội này diễn ra tại chùa Ông – Thành phố Nha Trang. Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đến đây khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, du khách sẽ có cơ hội để tham gia vào lễ hội này. Du khách thậm chí có thể đi bộ đến Đền Ông nếu trọ tại khách sạn ở trung tâm của thành phố.

Lễ hội tháp Bà Ponagar (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là lễ hội được người dân tổ chức lớn nhất để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar), là người mà truyền thuyết có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt…. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức như: lễ mộc dục (thay xiêm y cho tượng), lễ cầu siêu và thả hoa đăng, lễ cầu “Quốc thái, dân an”, lễ tế cổ truyền, dâng hương lễ Mẫu, lễ hoàn kinh, cúng ngọ… Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như: múa bóng, hát văn, diễn tuồng, trình diễn nghệ thuật gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm... Lễ hội Tháp Bà Ponagar là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

công nhận cuối năm 2012. Đây là lễ hội văn hóa người Chăm lớn nhất khu vực Nam Trung bộ.

4.1.1.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội a. Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Địa hình thành phố Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3o đến 15o chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 15o phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.

Khí hậu:

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3oC. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25oC – 26oC), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.

b. Điều kiện kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Nếu mức tăng GDP bình quân hằng năm của Khánh Hòa giai đoạn 1991 - 1995 là 6%; giai đoạn 1996 - 2000 là 8,2% thì đến giai đoạn 2001 - 2010 mức tăng trưởng là 10,8%. Trong giai đoạn 2011 - 2015 do tác động tiêu cực của các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân tăng 8,3%/năm (GRDP tăng 6,06%/năm), GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.650 USD.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm và đạt trên 110 nghìn tỷ đồng trong 5 năm 2011 - 2015, tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2005 - 2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển, đảo. Tái cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp đi dần theo chiều sâu, tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao như du lịch, dịch vụ kho ngoại quan.

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

ĐVT: %

Hinh 4.2. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015

Khu vực dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu về du lịch hàng năm đều tăng từ 15% đến 25%. Tổng số lượt du khách đến Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2015 gần 15 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế hơn 3,5 triệu lượt người, doanh thu du lịch đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Cơ sở kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển theo xu hướng đầu tư chiều sâu, quy mô lớn. Các loại hình, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng; hoàn thành và triển khai thực hiện đề án phát triển dịch vụ - du lịch, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao. Hoạt động xúc tiến quảng bá, công tác an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường du lịch tiếp tục được tăng cường và có nhiều tiến bộ.

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn hàng năm đều tăng. Nhiều trung tâm thương mại của các nhà bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước như Metro Cash & Carry, Co-op Mart, Big C đi vào hoạt động tại tỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của nhân dân và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch tại thành phố nha trang (Trang 54)