2.1.4.1 Ưu điểm
Dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường: Với quy mô nhỏ và vừa, bộ
máy quản lý gọn nhẹ và mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và thị trường đã tạo điều kiện cho các DNNVV dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường, thể hiện qua khả năng đổi mới sản phNm khá nhanh trong điều kiện giới hạn về vốn và công nghệ; hoặc có thểđiều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng khi thị trường có sự thay đổi.
Sức sống tự phát và mãnh liệt: Với các nhu cầu đa dạng của con người trong nền kinh tế, các DNNVV xuất hiện một cách tự nhiên. Sức sống mãnh liệt của DNNVV thể hiện ở khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện. DNNVV có thể
bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn và sẵn sàng phục vụở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị
trường.
Tận dụng được các nguồn lực tại chỗ: Các DNNVV có khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên hay vốn tại chỗ của từng địa phương. Có rất nhiều DNNVV đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh khi khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương. Với đặc điểm vốn ít và tận dụng được các nguồn lực tại chỗ nên việc khởi tạo một doanh nghiệp khá dễ
dàng khi đã có ý tưởng kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ còn có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn trong việc nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng, qua đó tạo ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Theo khía cạnh này, các DNNVV có lợi thế trong việc
định hướng và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng. Nhờ sự
2.1.4.2 Nhược điểm
Các DNNVV bị hạn chế về khả năng huy động vốn: Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV có thểđược huy động từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tín dụng hay từ thị trường chứng khoán, ... Tuy nhiên, do thiếu tài sản thế chấp khi đi vay cũng như các DNNVV chưa đủ
mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể được vay vốn dễ dàng ở các ngân hàng thương mại và huy động trên thị trường chứng khoán. Vì thế, các doanh nghiệp chủ
yếu huy động vốn từ người thân hoặc từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình.
Các DNNVV thường có công nghệ, máy móc, kỹ thuật sản xuất không cao, do hạn chế về tài chính và để tiết kiệm chi phí nên DNNVV ít đầu tư cho việc đổi mới công nghệ. Điều này dẫn đến kết quả là năng suất lao động thấp, chất lượng sản phNm chưa cao, giá thành sản phNm cao, tính cạnh tranh thấp. (Nguồn: Phòng Tổng hợp và Chính sách, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Sự liên kết giữa các DNNVV ở Việt Nam rất yếu, hiện nay có rất ít các tổ
chức, cá nhân đứng ra để liên kết các DNNVV lại với nhau thành một khối lớn nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo vị thế cho các DNNVV trên thị trường thế
giới. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có khuynh hướng hoạt động một cách riêng lẻ, cạnh tranh lẫn nhau và không có đủ năng lực đểđể thực hiện các hợp đồng lớn.
Số lượng và chất lượng lao động trong DNNVV thấp. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, nhân công thường là người trong gia đình, giám đốc thường đảm nhiệm cả vai trò điều hành, nhân sự, marketing, ... Với nguồn vốn nhỏ, để có lợi nhuận các DNNVV phải hạn chế tối đa các khoản phí phát sinh nên chế độ lương bổng, phúc lợi ở các DNNVV không cao, vì vậy khó thu hút được nhà quản lý giỏi, nhân viên giỏi và công nhân có tay nghề cao.
Các DNNVV do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy, càng nhiều DNNVV ra đời thì cũng có
càng nhiều DNNVV bị phá sản. Có những doanh nghiệp bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn (Phạm Văn Hồng, 2007).
Với tiềm lực tài chính nhỏ và vị thế trên thị trường không lớn nên khả năng cạnh tranh của các DNNVV thấp và không đủ nguồn lực để tham gia vào các dự án lớn hoặc các ý tưởng kinh doanh lớn. Trong nhiều trường hợp các DNNVV thường bị động vì phụ thuộc vào hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn và tồn tại như
một bộ phận của doanh nghiệp lớn.
2.1.5Yêu cầu quản lý điều hành các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay các DNNVV Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, thiếu vốn kinh doanh, … Tuy nhiên khi tham gia vào sân chơi chung này các DNNVV Việt Nam cũng có nhiều cơ hội (Phạm Ngọc Toàn, 2010):
Cơ hội mở rộng thị trường: Khi tham gia vào thị trường quốc tế các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, không chỉ mở rộng về mặt quy mô mà còn mở
rộng về cả về cơ cấu thị trường. Mỗi quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau, nền văn hóa, chính trị và tôn giáo cũng khác nhau, sự khác biệt này là cơ hội để
doanh nghiệp lựa chọn cho mình các thị trường phù hợp nhất.
Cơ hội tiếp cận với nguồn vốn quốc tế: Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới các DNNVV Việt Nam có thể tận dụng được tốt hơn các nguồn vốn quốc tế di chuyển tự do, góp phần khắc phục những hạn chế hiện tại để tiếp tục phát triển. Nhưng để sử dụng tốt nguồn vốn này, ngoài bản thân các DNNVV thì cần có sự hỗ
trợ thêm của nhà nước trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài, tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia vào thị trường.
Cơ hội tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại: Bằng giải pháp chuyển giao công nghệ, các DNNVV rút ngắn được thời gian nghiên cứu, học hỏi, cũng như giảm được chi phí trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Thông qua định hướng phát triển này các DNNVV có thể tận dụng được thế mạnh
của các doanh nghiệp lớn, bằng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn về khoa học, công nghệ trên thế giới tạo bước nhảy lớn, đột phá để
phát triển.
Cơ hội tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và trở thành vệ
tinh của các tập đoàn lớn trên thế giới
Ngoài các cơ hội nêu trên các DNNVV Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức trong cạnh tranh. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, các DNNVV phải được quản lý và điều hành theo phương hướng sau (Phạm Ngọc Toàn, 2010) :
Tăng cường sự hợp tác liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp: giúp tạo lập
được một cộng đồng doanh nghiệp có quy mô lớn. Có nhiều hình thức liên kết như: trao đổi thông tin qua lại cho nhau, sử dụng dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ... làm thay đổi hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp từđối kháng sang hợp tác, tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp có sức mạnh kinh tế lớn hơn, có tầm ảnh hưởng cao hơn trong khu vực và trên thế giới.
Nâng cao nhận thức về luật pháp quốc tế, nâng cao năng lực và trình độ
công nghệ sản xuất của DNNVV: Các doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên để
nắm vững các thông tin, quy định, chính sách của nước bạn để tận dụng các cơ hội và tránh được rủi ro. Đồng thời phải nâng cao năng lực và trình độ công nghệ sản xuất đểđáp ứng với tính cạnh tranh cao hiện nay.
Phát huy vai trò của nhà nước và các tổ chức hỗ trợ DNNVV trong các lĩnh vực: Cần tạo điều kiện để các DNNVV dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài. Nhà nước và các tổ chức cần hỗ trợ nguồn nhân lực trong quản lý điều hành kinh doanh cũng như công tác kế toán, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ xúc tiến mở
rộng thị trường, khai thác thông tin và phát triển công nghiệp địa phương, xây dựng hệ thống các cơ quan xúc tiến các DNNVV.
2.2 Các quy định pháp lý liên quan đến kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
2.2.1 Luật kế toán
Quốc hội đã ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11, ngày 17 tháng 06 năm 2003. Đây là văn bản pháp lý cao nhất cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt quy mô loại hình doanh nghiệp. Luật này đưa ra các quy định về kế toán nhằm thống nhất việc quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Luật này bao gồm các quy định chung về kế toán, các nội dung công tác kế
toán, việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, các hoạt động nghề nghiệp kế toán và quản lý nhà nước về kế toán.
Việc thực hiện luật kế toán tốt sẽ giúp đạt được các mục tiêu như tạo ra một khung pháp lý toàn bộ, cơ bản cao nhất và toàn diện nhất cho hệ thống kế toán ở
Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới; đồng thời góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài chính của các cấp, các ngành; thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và cuối cùng là đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm những thông tin bằng số liệu
đầy đủ, kịp thời, chính xác và thống nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành và trong cả nước. Luật kế toán không có chương mục riêng về DNNVV, nhưng có những quy
định tính đến khả năng áp dụng cho DNNVV như hướng dẫn tổ chức công tác kế
toán, nội dung công tác kế toán, điều kiện kế toán trưởng, các quy định khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp, ...
2.2.2 Hệ thống chun mực kế toán
ChuNn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ
chính. Trên cơ sở chuNn mực kế toán quốc tế, Bộ tài chính đã nghiên cứu và ban hành 26 chuNn mực kế toán trong thời gian từ ngày 31 tháng 12 năm 2001 đến ngày 28 tháng 12 năm 2005.
Trong khi các doanh nghiệp lớn áp dụng đầy đủ 26 chuNn mực kế toán thì các DNNVV chỉ áp dụng đầy đủ 7 chuNn mực kế toán thông dụng, áp dụng không
đầy đủ 12 chuNn mực và không áp dụng 7 chuNn mực.
2.2.3 Chếđộ kế toán
Ngày 14 tháng 09 năm 2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán DNNVV với mục tiêu nhằm giảm độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, báo cáo tài chính cho phù hợp với các DNNVV. Quyết định này thay thế quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 12 năm 1996 và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. Việc thực hiện chế độ kế toán này được mong đợi sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho doanh nghiệp và nhà nước.
Nhìn chung các quy định của Quyết định 48 đã đáp ứng được yêu cầu về kế
toán của phần lớn các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Quyết định 48 giúp doanh nghiệp đơn giản hoá công việc kế toán và giảm bớt sự cồng kềnh của bộ
máy kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho quản lý,
điều hành doanh nghiệp.
Bên cạnh đó để hỗ trợ tốt hơn công tác kế toán của các DNNVV, cũng như
khắc phục các nhược điểm của chế độ kế toán theo quyết định 48, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 138/2011/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 48. Thông tư này chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2012 với các nội dung bổ sung, sửa đổi chủ yếu gồm:
- Sử dụng khái niệm về DNNVV theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP: Việc phân loại DNNVV không chỉ dựa trên vốn và lao động mà còn phân loại dựa trên lĩnh vực kinh doanh (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ) và quy định rõ thế nào là
một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cách phân loại này phù hợp với yêu cầu thực tế hơn so với việc phân loại theo quyết định 48 là chỉ dựa vào quy mô vốn và lao động.
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung mới linh động và phù hợp hơn theo tình hình thực tế của các DNNVV như: DNNVV có thể sử dụng một loại ngoại tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính; bổ sung thêm một số tài khoản mới; giải thích rõ ràng, cụ thể nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán; hướng dẫn cách trình bày báo cáo tài chính khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; ...
Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp có quy mô vừa, đang có xu hướng phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp nhưng lại áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết
định 48 và thông tư 138/2011/TT-BTC. Điều này rất dễ gây ra những sai sót trong quá trình hạch toán vì người làm công tác kế toán thường thực hiện theo sự hiểu biết và nhận định cá nhân trong trường hợp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới, phức tạp xảy ra mà lại không được quy định, hướng dẫn thực hiện trong Chế độ kế toán áp dụng.
Mặt khác khi các DNNVV phát triển thành doanh nghiệp lớn, nếu doanh nghiệp đang áp dụng chếđộ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC thì phải đổi sang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số
liệu, sổ sách vì việc chuyển đổi chưa được hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện, các doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào quy định chung của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán để thực hiện. Tuy nhiên, do các quy định của Luật mới chỉ là các quy định khung nên quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều tình huống, mỗi doanh nghiệp hiểu và vận dụng theo một cách khác nhau, dẫn đến không thống nhất, thậm chí phát sinh các mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước.
2.2.4 Các văn bản pháp quy về thuế
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và nội dung kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khNu và các loại thuế khác. Mỗi thời điểm các loại thuế này sẽ có các văn bản, nghịđịnh và thông tư