Luật kế toán

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 54)

Quốc hội đã ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11, ngày 17 tháng 06 năm 2003. Đây là văn bản pháp lý cao nhất cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt quy mô loại hình doanh nghiệp. Luật này đưa ra các quy định về kế toán nhằm thống nhất việc quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Luật này bao gồm các quy định chung về kế toán, các nội dung công tác kế

toán, việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, các hoạt động nghề nghiệp kế toán và quản lý nhà nước về kế toán.

Việc thực hiện luật kế toán tốt sẽ giúp đạt được các mục tiêu như tạo ra một khung pháp lý toàn bộ, cơ bản cao nhất và toàn diện nhất cho hệ thống kế toán ở

Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới; đồng thời góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài chính của các cấp, các ngành; thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và cuối cùng là đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm những thông tin bằng số liệu

đầy đủ, kịp thời, chính xác và thống nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành và trong cả nước. Luật kế toán không có chương mục riêng về DNNVV, nhưng có những quy

định tính đến khả năng áp dụng cho DNNVV như hướng dẫn tổ chức công tác kế

toán, nội dung công tác kế toán, điều kiện kế toán trưởng, các quy định khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp, ...

2.2.2 H thng chun mc kế toán

ChuNn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ

chính. Trên cơ sở chuNn mực kế toán quốc tế, Bộ tài chính đã nghiên cứu và ban hành 26 chuNn mực kế toán trong thời gian từ ngày 31 tháng 12 năm 2001 đến ngày 28 tháng 12 năm 2005.

Trong khi các doanh nghiệp lớn áp dụng đầy đủ 26 chuNn mực kế toán thì các DNNVV chỉ áp dụng đầy đủ 7 chuNn mực kế toán thông dụng, áp dụng không

đầy đủ 12 chuNn mực và không áp dụng 7 chuNn mực.

2.2.3 Chếđộ kế toán

Ngày 14 tháng 09 năm 2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số

48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán DNNVV với mục tiêu nhằm giảm độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, báo cáo tài chính cho phù hợp với các DNNVV. Quyết định này thay thế quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 12 năm 1996 và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. Việc thực hiện chế độ kế toán này được mong đợi sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho doanh nghiệp và nhà nước.

Nhìn chung các quy định của Quyết định 48 đã đáp ứng được yêu cầu về kế

toán của phần lớn các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Quyết định 48 giúp doanh nghiệp đơn giản hoá công việc kế toán và giảm bớt sự cồng kềnh của bộ

máy kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho quản lý,

điều hành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó để hỗ trợ tốt hơn công tác kế toán của các DNNVV, cũng như

khắc phục các nhược điểm của chế độ kế toán theo quyết định 48, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 138/2011/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 48. Thông tư này chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2012 với các nội dung bổ sung, sửa đổi chủ yếu gồm:

- Sử dụng khái niệm về DNNVV theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP: Việc phân loại DNNVV không chỉ dựa trên vốn và lao động mà còn phân loại dựa trên lĩnh vực kinh doanh (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ) và quy định rõ thế nào là

một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cách phân loại này phù hợp với yêu cầu thực tế hơn so với việc phân loại theo quyết định 48 là chỉ dựa vào quy mô vốn và lao động.

- Sửa đổi, bổ sung các nội dung mới linh động và phù hợp hơn theo tình hình thực tế của các DNNVV như: DNNVV có thể sử dụng một loại ngoại tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính; bổ sung thêm một số tài khoản mới; giải thích rõ ràng, cụ thể nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán; hướng dẫn cách trình bày báo cáo tài chính khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; ...

Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp có quy mô vừa, đang có xu hướng phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp nhưng lại áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết

định 48 và thông tư 138/2011/TT-BTC. Điều này rất dễ gây ra những sai sót trong quá trình hạch toán vì người làm công tác kế toán thường thực hiện theo sự hiểu biết và nhận định cá nhân trong trường hợp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới, phức tạp xảy ra mà lại không được quy định, hướng dẫn thực hiện trong Chế độ kế toán áp dụng.

Mặt khác khi các DNNVV phát triển thành doanh nghiệp lớn, nếu doanh nghiệp đang áp dụng chếđộ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC thì phải đổi sang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số

liệu, sổ sách vì việc chuyển đổi chưa được hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện, các doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào quy định chung của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán để thực hiện. Tuy nhiên, do các quy định của Luật mới chỉ là các quy định khung nên quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều tình huống, mỗi doanh nghiệp hiểu và vận dụng theo một cách khác nhau, dẫn đến không thống nhất, thậm chí phát sinh các mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước.

2.2.4 Các văn bn pháp quy v thuế

Tùy theo loại hình doanh nghiệp và nội dung kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khNu và các loại thuế khác. Mỗi thời điểm các loại thuế này sẽ có các văn bản, nghịđịnh và thông tư

hướng dẫn cụ thểđể doanh nghiệp áp dụng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Các quy định trong các văn bản thuế cũng ảnh hưởng đến công tác kế toán, vì vậy doanh nghiệp phải tổ chức kế toán sao cho có thông tin để tính thuế nhanh nhất và chính xác nhất.

2.3 Kho sát tình hình ng dng công ngh thông tin vào công tác kế toán và kim soát ti các doanh nghip nh và va Vit Nam kim soát ti các doanh nghip nh và va Vit Nam

2.3.1 Mc tiêu, đối tượng và phương pháp kho sát 2.3.1.1 Mc tiêu kho sát 2.3.1.1 Mc tiêu kho sát

Nội dung khảo sát của đề tài hướng đến mục tiêu tổng quát là thực trạng ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát tại các DNNVV Việt Nam hiện nay. Nội dung khảo sát được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Nhận xét, đánh giá các đặc điểm chung của DNNVV Việt Nam.

- Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán, kiểm soát và thực trạng ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

- Ngoài ra mục tiêu khảo sát còn hướng đến xem xét mức độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và CNTT đã hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp như thế nào. Xuất phát từ mục tiêu này nên kết quả khảo sát chú trọng phân loại doanh nghiệp được khảo sát theo các cấp quy mô: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Trên cơ sở phân chia này để có những kết luận đúng đắn, phù hợp với thực trạng áp dụng CNTT tại các DNNVV Việt Nam hiện nay.

2.3.1.2 Đối tượng, thi gian và phm vi kho sát

Đối tượng khảo sát: Đối tượng được tiến hành khảo sát là các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như: Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Lâm Đồng.

Thời gian khảo sát: Các DN được khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 08 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012.

Các doanh nghiệp khảo sát bao gồm 120 doanh nghiệp được phân loại theo tiêu chuNn của nghị định 56/2009/NĐ-CP. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ có số

lượng là 26, doanh nghiệp nhỏ có số lượng là 58 và doanh nghiệp vừa có số lượng là 36. Bảng khảo sát được trả lời bởi những người có thâm niên công tác tại doanh nghiệp và có hiểu biết về kế toán như Giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc nhân viên kế toán có thời gian công tác tại doanh nghiệp từ 5 năm trở lên.

2.3.1.3 Phương pháp kho sát

Để tiến hành nghiên cứu tình hình ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, tác giả sử dụng bảng câu hỏi trong phụ lục 5 để thu thập thông tin. Thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi được thực hiện bằng 3 hình thức: (1) Phỏng vấn trực tiếp; (2) Phỏng vấn bằng cách gửi thư; (3) Phỏng vấn thông qua gửi email. Nội dung bảng câu hỏi gồm năm phần:

- Phần 1: Các đặc điểm chung của doanh nghiệp như: Loại hình DN, qui mô DN, lĩnh vực hoạt động, hình thức tổ chức bộ máy kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng và đánh giá chung về tình hình kinh doanh của DN hiện nay.

- Phần 2: Gồm các câu hỏi để tìm hiểu về công tác kế toán tài chính đang

được thực hiện tại doanh nghiệp.

- Phần 3: Gồm các câu hỏi để tìm hiểu về công tác kế toán quản trị đang áp dụng tại doanh nghiệp.

- Phần 4: Gồm các câu hỏi để nghiên cứu về hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hiện nay.

- Phần 5: Gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về việc ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát tại doanh nghiệp như mức độứng dụng CNTT, lợi ích khi ứng dụng CNTT, những thuận lợi và khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng CNTT, CNTT đã hỗ trợ gì cho công tác kế toán và hoạt động kiểm soát tại doanh nghiệp, đánh giá về lợi ích thu được so với chi phí bỏ ra khi ứng dụng CNTT, ...

Phần 2, 3, 4 giúp tác giả nắm được tình hình chung về công tác kế toán và kiểm soát đang áp dụng tại doanh nghiệp. Phần 5 là phần quan trọng mà tác giả tập trung phân tích, đánh giá.

2.3.2 Kết qu kho sát

Qua số liệu thu thập từ các doanh nghiệp được khảo sát, tác giảđã thống kê, tổng hợp và có được kết quả, phân tích như sau:

2.3.2.1 Đặc đim chung ca doanh nghip

Đặc điểm chung của các DNNVV Việt Nam được tổng hợp tại phụ lục 4.1 như sau:

Qua khảo sát 120 doanh nghiệp thì có 26 doanh nghiệp siêu nhỏ, 58 doanh nghiệp nhỏ và 36 doanh nghiệp vừa. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 95%), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lĩnh vực công nghiệp xây dựng (chiếm 91%). Bình quân một DNNVV trong mẫu khảo sát cung cấp việc làm cho 52 lao động.

Tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều tuân thủ chếđộ kế toán do Bộ tài chính ban hành, trong đó 70% DNNVV áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 và 30% doanh nghiệp áp dụng chếđộ kếđộ kế toán theo quyết định 48.

Về hình thức tổ chức bộ máy kế toán thì 112 doanh nghiệp (chiếm 93%) chọn hình thức tập trung. Đây là hình thức đặc trưng phù hợp với quy mô của các

DNNVV hiện nay.

Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của các DNNVV ở mức trung bình (chiếm 78%), các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả chỉ khoảng 14%. Nhờ tính linh hoạt cao và dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường mà các DNNVV vẫn đạt

được kết quả kinh doanh khá tốt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới hiện nay.

2.3.2.2 Hot động kế toán ti các doanh nghip nh và va Vit Nam hin nay

Hot động kế toán tài chính ti các DNNVV Vit Nam được tng hp ti ph

Chứng từ là giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nếu thông tin trên chứng từ

không chính xác, trung thực thì dữ liệu, báo cáo kết xuất từ hệ thống sẽ phản ánh sai lệch tình hình thực tế tại doanh nghiệp, trên cơ sở này nhà quản lý có thểđưa ra các quyết định kinh doanh không chính xác. Tất cả các DN trong mẫu khảo sát đều có bước kiểm tra nội dung và xác minh tính pháp lý của chứng từ trước khi ghi sổ kế

toán, ngoài ra 77% DN khảo sát đều có xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ.

Điều này cho thấy các DNNVV đã nhận thức được vai trò quan trọng của chứng từ

và đã quan tâm nhiều đến khâu thu thập thông tin ban đầu.

Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp được xây dựng khá linh hoạt, đến 76% doanh nghiệp trả lời rằng hệ thống tài khoản của mình có thể bổ sung thêm được các tài khoản mới và 76% trả lời rằng tài khoản doanh nghiệp sử dụng có thể tích hợp với kế toán quản trị. Kết quả cho thấy các DNNVV đã quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống tài khoản mởđểđáp ứng những thay đổi trong kinh doanh, cũng như đã chú ý đến việc thu thập thông tin quản trị thông qua tài khoản. Đối với các DN có quy mô nhỏ thì việc thu thập thông tin quản trị bằng tài khoản là hình thức

đơn giản, dễ áp dụng nhưng mang lại hiệu quả cao.

Hình thức kế toán máy và nhật ký chung là 2 hình thức kế toán mà các DNNVV trong mẫu sử dụng nhiều nhất (chiếm 85%). Đối với các doanh nghiệp có nghiệp vụ phát sinh không nhiều thì hệ thống sổ theo quy định của Bộ Tài chính và cơ quan thuế đã đáp ứng được yêu cầu quản lý (chiếm 48%). Tuy nhiên một số

doanh nghiệp với quy mô lớn hơn thì phải thiết kế thêm sổđểđáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp (chiếm 50%). Ngoài hệ thống sổ thì các loại báo cáo cũng là kênh quan trọng để doanh nghiệp cập nhật thông tin. Kết quả cho thấy các DNNVV trong mẫu khảo sát lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhiều nhất, tiếp theo là bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Trung bình một DNNVV trong mẫu khảo sát có 3-4 nhân viên kế toán, trong

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)