kinh tế
Các DNNVV Việt Nam đã không ngừng gia tăng về số lượng trong những năm gần đây. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, với số vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng. Trong tổng số doanh nghiệp đó, có gần 97% quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Các DNNVV sử dụng 51% lao động xã hội và
đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP. Không chỉđóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNNVV còn tạo ra hơn một triệu việc làm mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội.
Khi thành lập các DNNVV thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh vì vậy khó có thể thống kê được số lượng DNNVV theo ngành nghề kinh doanh. Theo số liệu ước tính thì có khoảng 40% DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, 21% kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và 39% kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp cũng đang có sự thay đổi với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
Khi thành lập các DNNVV thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh vì vậy khó có thể thống kê được số lượng DNNVV theo ngành nghề kinh doanh. Theo số liệu ước tính thì có khoảng 40% DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, 21% kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và 39% kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp cũng đang có sự thay đổi với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn. trọng trong mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì các DNNVV có những vai trò chủ yếu sau (Phạm Văn Hồng, 2007):
Góp phần tạo ra GDP cho nền kinh tế: Với số lượng ngày càng tăng và hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các DNNVV góp phần đáng kể