Các bƣớc lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 28)

1.5.1Theo FAO (1993)

Bƣớc 1: Thiết lập mục tiêu và các tƣ liệu có liên quan Bƣớc 2: Tổ chức công việc

Bƣớc 3: Phân tích vấn đề

Bƣớc 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi Bƣớc 5: Đánh gia thích nghi đất đai

Bƣớc 6: Đánh giá những sự chọn lựa khả năng: phân tích môi trƣờng, kinh tế và xã hội.

Bƣớc 7: Lọc ra những chọn lựa tốt nhất Bƣớc 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai. Bƣớc 9: Thực hiện quy hoạch.

Bƣớc 10: Theo dỏi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch.

1.5.2. Theo thông tư số 29/2014/TT-BTNMT

Bƣớc2:Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng tác động đến việc sử dụng đất;

Bƣớc3: Phân tích, đanh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc và tiềm năng đất đai;

Bƣớc4: Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất; Bƣớc5: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;

Bƣớc6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tồng hợp và các tài liệu có liên quan; Bƣớc7: Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.

Theo thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMTthì hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện gồm:

 Đất nông nghiệp: Đất lúa nƣớc, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

 Đất phi nông nghiệp: Đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất cụm công nghiệp, đất thƣơng mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất danh lam thắng cảnh, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất ở tại nông thôn,đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp, đất xây dựng cơ sở ngoại giao, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa tang, đất xây dựng, làm đồ gốm, đất sinh hoạt cộng đồng, đất khu vui chơi, giải trí công cộng, đất cơ sở tín ngƣỡng, đất sông, kênh, ngòi, rạch, suối, đất có mặt nƣớc chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.

 Đất chƣa sử dụng

 Đất khu công nghệ cao

 Đất khu kinh tế

 Đất đô thị

Theo khoản 3 Điều 44 chƣơng IV của Luật đất đai năm 2013 quy định nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất đai gồm:

 Cơ sở phát lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất

 Mức độ phù hợp của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phƣơng; quy hoạch phát triền ngành, lĩnh vực

 Hiểu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng

1.6. Đánh giá chung về công tác quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2010

Bến Tre là tỉnh có đất nông nghiệp chiếm trên 76,11% diện tích, đất chƣa sử dụng chiếm 0,17 % nên công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc tỉnh hết sức chú trọng vì toàn bộ nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đều phải sử dụng vào đất nông nghiệp mà trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và cây lâu năm. Diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong giai đoạn 2001 - 2005 và trong 03 năm 2006, 2007, 2008 đã đƣợc quản lý chặt chẽ, không để xảy ra chuyển mục đích trái phép đất nông nghiệp với quy mô lớn. Trên địa bàn tỉnh chỉ có các dự án với quy mô vài chục ha, chƣa có dự án nào có quy mô hàng trăm ha nên đất nông nghiệp ít bị biến động lớn.

Quy hoạch sử dụng đất đƣợc tỉnh triển khai và lập ở cấp tỉnh,huyện và xã. Triển khai lập quy hoạch chi tiết cấp xã nhằm mục tiêu có tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cấp cơ sở, là cấp trực tiếp quản lý đến từng thửa đất, quản lý điều hành các biến động về đất đai đƣợc thuận lợi, hiệu quả.

Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đƣợc UBND cấp huyện và cấp xã tích cực thực hiện, qua đó giúp tỉnh có những đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch ở từng cấp, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong sử dụng đất. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã dần đi vào nền nếp, cơ cấu sử dụng đất đƣợc chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên công tác quy hoạch vẫn còn một số hạn chế tồn tại: Chất lƣợng quy hoạch còn thấp, thiếu tính bền vững. Phƣơng án quy hoạch chƣa dự báo sát tình hình thực tế, còn mang nặng tính chủ quan. Công tác quản lý quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng để dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Chậm triển khai đối với một số dự án quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng do không có nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã(UBND huyện Mỏ Cày Bắc, 2011).

1.7. Kết quả quy hoạch sử dụng đất đai huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đến năm 2010 2010

Quy hoạch sử dụng đất huyện Mỏ Cày đến năm 2010 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Qua thời gian thực hiện đã làm cơ sở trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, đáp ứng nhu

cầu về phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp, nhu cầu phát triển đô thị, đất ở, đất chuyên dùng, …

(Số liệu thống kê chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Mỏ Cày Bắc được tổng hợp lại sau khi tách huyện Mỏ Cày. Diện tích 136,40 ha của xã Khánh Thạnh Tân chuyển về cho xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày Nam; hình thành xã Hưng Khánh Trung A với diện tích tự nhiên là 1.321,95 ha tách ra từ xã Hưng Khánh Trung huyện Chợ Lách ; hình thành xã Phú Mỹ với diện tích tự nhiên là 847,55 ha tách từ xã Phú Sơn huyện Chợ Lách).

Theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày ngày trƣớc trên địa bàn Mỏ Cày Bắc, sau khi việc tách ranh giới hành chính đƣợc phê duyệt, cho thấy:

Đất nông nghiệp: Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, huyện Mỏ Cày Bắc đến năm 2010 sẽ có 12.920,69 ha đất nong nghiệp. thực hiện đến năm 2010 toàn huyện có 12.853,75 ha, nhƣ vậy thấp hơn so với chỉ tiêu là 66,94 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp và khi tách huyện đã phân chia lại địa giới hành chính làm giảm diện tích nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp:Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt trong kỳ quy hoạch diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2010 có diện tích là 3.006,89 ha. Thực hiện đến năm 2010 toàn huyện có 2.928,51 ha, chƣa sử dụng đất của huyện còn chậm.

Nhìn chung trong 10 năm thực hiện phƣơng án quy hoạch đã đƣợc phê duyệt tiến độ thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đạt khá. Tiến độ xây dựng các công trình dự án sử dụng đất phi nông nghiệp đăng ký trong phƣơng án quy hoạch còn chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Trong những năm cuối kỳ lại thực hiện việc tách huyện nên hầu nhƣ tất cả các kế hoạch đề ra đều không còn phù hợp, cần phải thực hiện mới quy hoạch sử dụng đất để có thể đón đầu và bắt nhịp đƣợc với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

1.8 . Đặc điểm vùng nghiên cứu

1.8.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre

Huyện Mỏ Cày Bắc chính thức đƣợc thành lập vào ngày 25 tháng 3 năm 2009 theo Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ. Là một trong 4 huyện thuộc khu vực Cù lao Minh của tỉnh Bến Tre, trung tâm huyện cách thành phố Bến Tre khoảng 12 km, cùng với các tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn nhƣ QL.60, QL.57, ĐT.882, đặc biệt là sau khi Cầu Hàm Luông chính thức đƣa vào sử dụng, huyện Mỏ Cày Bắc cơ bản phá thế biệt lập tƣơng đối với khu vực trung tâm của tỉnh Bến Tre và là cửa ngõ của các huyện thuộc nội bộ vùng cù lao và khu vực lân cận hƣớng về trung tâm tỉnh. Tổng diện tích toàn huyện là 158,04 km2, chiếm khoảng 6,69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số trung bình năm 2010 khoảng 109.664 ngƣời, mật độ dân số 694 ngƣời/km2 (Chi cục Thống kê Mỏ Cày Bắc).

Về tọa độ địa lý:

 Kinh độ Đông: 106022’00” - 106035’65”

 Vĩ độ Bắc: 10007’78” - 10025’89”

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

 Phía Đông giáp huyện Mỏ Cày Nam và huyện Giồng Trôm;

 Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre;

 Phía Tây giáp huyện Chợ Lách;

Huyện Mỏ Cày Bắc có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phƣớc Mỹ Trung, Phú Mỹ, Hƣng Khánh Trung A, Nhuận Phú Tân, Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Tây,Khánh Thạnh Tân, Tân Thành Bình, Thành An, Hòa Lộc, Tân Bình. Trung tâm huyện đƣợc đặt tại trung tâm xã Phƣớc Mỹ Trung, dự kiến sẽ phát triển thành thị trấn vào năm 2015; là nơi đóng trụ sở của các cơ quan Đảng, Chính quyền, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện và cũng là trung tâm kinh tế, thƣơng mại quan trọng của huyện.

 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện thuộc kiểu đồng bằng châu thổ có xu hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam.

Các giống cát cao trình khoảng 3 – 4 m tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Phƣớc Mỹ Trung Và Tân Bình.Các giống cát cổ với nhiều thế hệ khác nhau, cao từ 2.5 – 3.5m khảm trên bề mặt đồng bằng và tạo cảnh quan điển hình vùng hạ châu thổ.

 Khí hậu

Khí hậu huyện Mỏ Cày Bắc mang đặc điểm khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đồng bằng sông Cửu long với nền nhiệt độ đều quanh năm, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, các chi tiêu khí hậu nhƣ quang năng, vủ lƣợng gió, bốc hơi, ẩm độ không khí… phân hóa thành hai mùa rõ rệt với một số đặc trƣng của vùng cận duyên biển Đông.

 Đặc điểm thủy văn

Sông rạch trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông.

1.8.2. Các nguồn tài nguyên

 Tài nguyên đất

Bảng 1.1 Các loại đất trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc

Tên đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Nhóm đất bị xáo trộn 12.048,28 76,23 Đất phèn lên liếp Vp(S) 2.068,46 13,08 Đất phù sa lên liếp Vp(P) 9.979,82 63,15 Nhóm đất phù sa 2.217,96 14,03

Đất phù sa phân hóa yếu tố trung tính ít chua P 46,96 0,29 Đất có tầng loang lổ trên nền cát Pf/c 482,91 3,06

Đất phù sa có tầng glây yếu hoặc trung bình, sâu Pg 65,54 0,41 Đất có đốm loang lổ chua, glây nông Pfg 1.529,22 9,68 Đất có đốm loang lổ chua, glây sâu P(f)g 93,33 0,59

Nhóm đất phèn 621,04 3,92

Đất phèn hoạt động nông Sj1 390,93 2,47

Đất phèn hoạt động sâu Sj2 198,36 1,25

Đất phèn hoạt động sâu mặn Sj2M 31,75 0,20

Nhóm đất giồng 270,22 1,70

Đất cát giồng đã phân hóa phẫu diện Cz2 270,22 1,70

(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bến Tre 2005)

 Tài nguyên nƣớc

 Nƣớc mƣa: Lƣợng mƣa trên địa bàn đƣợc xếp vào loại trung bình thấp so với bình quan của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc mƣa trong sạch có thể sử dụng để ăn, uống, sinh hoạt nếu có phƣơng tiện thu hứng sạch sẽ, hợp vệ sinh.

 Nƣớc mặt: Nguồn nƣớc ngọt trên địa bàn đƣợc cung cấp các sông lớn bao gồm:Sông Hàm Luông (lƣu lƣợng về mùa mƣa 3.360 m3/s, mùa khô 829 m3/s), Sông Cổ Chiên (lƣu lƣợng về mùa mƣa 2.880 m3/s, mùa khô 829 m3/s).

Ngoài ra, địa bàn huyện có hệ thống các sông rạch mang tính chất kết nối thành hệ thống nhƣ: sông Cái Cám, sông Thơm, sông Cái Hang, sông Ba Vát, sông Giồng Keo, sông Cát Lở …

 Nƣớc ngầm:

Nhìn chung, về mặt lý hóa, nƣớc giồng cát có thể tạm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong hoàn cảnh hiện nay, dĩ nhiên vể vấn đề vi sinh còn nhiều vấn đề cần phải xử lý.

 Tài nguyên sinh vật:

Về tài nguyên thực vật tự nhiên, do đại bàn đƣợc khai thác hƣớng nông nghiệp nhiều năm nên các loại thực vật đặc trƣng của rừng ngập lợ sinh sống trên địa bàn huyện nhƣ: bần chua, dừa lá … không còn nhiều.

Về tài nguyên động vật, địa bàn huyện là vùng di trú thủy sản thuộc đới II, III từ cửa biển vào, nguồn thủy sản mới vừa trƣởng thành khá phong phú, đặc biệt là giống tôm càng xanh (Macrobranchium sp). Tuy nhiên, với mức độ khai thác hiện nay, nguồn thủy sản lợ tự nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

 Tài nguyên nhân văn

Di tích lịch sử, văn hóa: Huyện Mỏ Cày Bắc có Đình Tân Ngãi, di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (mật danh là T4, Y4) bị bôm đạn xóa sạch. Để lƣu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hung, tỉnh đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê tông giả thân cây dừa và dựng bia tƣởng niệm tại xã Tân Phú Tây. Di tích này đƣợc Bộ văn hóa – Thông tin ra quyết định số 3777/QĐ/BT công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 23/12/1995.Bên cạnh đó du lịch sinh thái – nghĩ dƣỡng chƣa khai thác xứng với tiềm năng của huyện. cần tập trung chỉ đạo, khuyến khích phát triển du lịch sinh thái ven sông Hàm Luông rất có điều kiện song chƣa đầu tƣ, quảng bá, du lịch đặc trƣng của vùng miền, chƣa có chiến lƣợc phát triển dài hạn.

Truyền thống cách mạng:Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc là vùng đất có địa hình hiểm trở, có vị trí rất quan trong về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh. Đây là căn cứ lãnh đạo, chỉ huy, là vùng đệm, địa bàn nuôi dƣỡng cán bộ lãnh đạo tỉnh. Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xƣa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc đang ra sức phấn đấu vƣơn lên tầm cao mới, khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

1.8.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên

 Thuận lợi

 Huyện nằm ở vị trí thuận lợi về đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ, là đầu mối giao thông quan trong của vùng Cù Lao Minh với các huyện lân cận thuộc tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh đến thành phố Bến Tre, đƣợc bao bọc bởi hai con sông lớn với hệ thống sông rạch ô mạng nhánh cây.

 Hệ thống giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh, liên kết với các xã, các vùng. Càng thuận lợi hơn khi cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên đƣợc xây dựng nối liền hai bờ, tuyến tránh của QL.60 đƣợc đầu tƣ sẽ mỡ ra triển vọng và thời cơ phát triển mới cho huyện.

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt hai mùa rõ rệt, cùng với việc áp dụng các biện pháp thâm canh, xen cacnh phù hợp với lợi thế của từng vùng sinh thái, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng các loại hình chân nuôi teong trang trại và các hỉnh thức hợp tác khác.

 Bên cạnh đó, với cảnh quan sông nƣớc, cồn bãi (xã Thanh Tân) và di tích lịch sử

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)