bàn TP. HCM
Công tác quản lý tài chính kế toán của các trường cao đẳng hiện nay liên quan đến các hoạt động chủ yếu sau:
Lập dự toán ngân sách nhà nước: hàng năm tất cả các trường cao đẳng
công lập đều phải lập dự toán ngân sách để nộp lên các cấp có thẩm quyền. Dựa trên dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của các trường để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Thực hiện chấp hành dự toán ngân sách: Các trường cao đẳng công lập
đều phải thực hiện và chấp hành dự toán thu, chi ngân sách hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành: trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các trường phải tổ chức triển khai thực hiện và đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cao.
Đối với các khoản thu trong đơn vị là trường học, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, thì học phí là nguồn kinh phí sự nghiệp lớn nhất của các trường cao đẳng công lập. Để quản lý được nguồn thu từ học phí là một công việc khá phức tạp đặc biệt là những trường có số lượng sinh viên đông. Trong thời gian sắp tới tất cả các trường cao đẳng phải chuyển từ chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, việc thu học phí lại càng phức tạp hơn, ngoài việc thu học phí chúng ta cần phải tính toán được số học phí mà mỗi sinh viên (SV) phải đóng. Mức học phí của mỗi sinh viên sẽ khác nhau phụ thuộc vào số tín chỉ mà sinh viên đăng ký học trong từng học kỳ. Yêu cầu cơ bản đối với việc quản lý các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp được tự chủ như các trường cao đẳng công lập hiện nay là cần phải thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Khi các trường chuyển qua đào tạo theo tín chỉ thì việc sử dụng phần mềm đăng ký học là xu hướng
tất yếu, nó giúp phòng Đào tạo quản lý tốt hơn hiệu quả hơn mà lại giảm chi phí nhân công.
Các khoản chi của một trường cao đẳng chủ yếu bao gồm chi con người, chi cơ sở vật chất, chi hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của trường. Hiện nay trong cơ chế tự chủ tài chính, mỗi trường đều có quy chế chi tiêu nội bộ riêng, bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong từng đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù của đơn vị, sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý của các đơng vị.
Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu, chi các trường phải tổ chức hệ thống thông tin quản lý nói chung, HTTTKT nói riêng để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sát quá trình chấp hành dự toán thu, chi đã được xây dựng qua quy chế chi tiêu của các trường. Ngoài ra, cần phải tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, chi, trên cơ sở đó tiến hành phân loại, ghi chép trên hệ thống sổ sách và lập các báo cáo tình hình từng khoản thu, khoản chi trong kỳ.
Quyết toán ngân sách Nhà nước: Cuối năm tất cả các đơn vị hành chính
sự nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính để gửi lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt việc thu, chi ngân sách có đúng như dự toán. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả các đơn vị có chấp hành đúng theo dự toán ngân sách, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu, chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách và gửi đến các cấp có thẩm quyền kiểm tra, xem xét.