Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo sự hài lòng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên bậc đại học hệ chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sài Gòn (Trang 76 - 77)

Phân tích EFA cho 04 biến quan sát của thang đo sự hài lòng đã được kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.

Qua kết quả phân tích EFA, hệ số KMO and Bartlett’s Test là 0,799 thỏa mãn yêu cầu 0,5 ≤ KMO ≤ 1, với mức ý nghĩa 0 (sig=0,000) cho thấy phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Mức Eigenvalue >1 ta có 01 nhân tố được rút ra từ 05 biến quan sát với phương sai là 69,638%, thỏa mãn mức yêu cầu là lớn hơn 50%, tất cả hệ số tải nhân tố của các biến quan sát thang đo sự hài lòng đều lớn hơn 0,5.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo sự hài lòng

Tên

biến Diễn giải

Hệ số tải nhân tố

HL1 Anh/ chị hài lòng với chính sách hỗ trợ sinh viên của trường ,924 HL2 Anh/ chị hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường ,906 HL3 Quyết định theo học ở trường là sự lựa chọn đúng đắn của

Anh/ chị ,727

HL4 Anh/ chị tự hào là sinh viên của trường ,766 HL5 Thời gian học tập tại trường là khoảng thời gian trải nghiệm

đáng ghi nhớ của Anh/Chị ,833

Eigenvalue 3,482

Phương sai trích (%) 69,638

KMO ,799

(Nguồn: Phụ lục 4)

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA, thang đo chất lượng dịch vụ còn lại 36 biến quan sát với 06 nhân tố được trích ra, bao gồm: Cơ sở hạ tầng, Đội ngũ giảng viên, Đội ngũ hỗ trợ, Chương trình đào tạo, Chi phí khóa học, Chính sách sinh viên. Thang đo sự hài lòng vẫn giữ nguyên 05 biến quan sát ban đầu và trích ra được 01 nhân tố.

Chương trình đào tạo Cơ sở hạ tầng

Sự hài lòng của sinh viên Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ hỗ trợ

Chính sách sinh viên Chi phí khóa học

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên bậc đại học hệ chính quy đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học Sài Gòn (Trang 76 - 77)