Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 67 - 70)

Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động khai thác cảng Hải Phòng

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cảng đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như: hệ thống điều hành tàu ra vào cảng và lịch làm hàng trên máy tính, quản lý bến container trên máy tính (CTMS). Ðầu tư lắp đặt mới các phương tiện vận tải, xếp dỡ hàng hóa hiện đại như: phương tiện vận tải bộ, tàu hỗ trợ, phương tiện xếp dỡ với các loại cần trục cỡ lớn, xe nâng hạ công-ten-nơ, cơ giới hóa hầm tàu, kho bãi và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sau bến... Cuối năm 2009, Cảng Hải Phòng đưa vào sử dụng hai cần trục giàn cầu tàu QC chuyên dùng xếp dỡ các container cỡ lớn, 01 cần trục bánh lopp 70 tấn, 15 xe vận tải và khung cẩu tự động.. Đầu năm 2010, dự án Cảng Đình Vũ đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 bến tàu của giai đoạn 1 và 3 bến số 3, 4, 5 và 10 ha bãi sau bến 3, 4.

Luồng vào Cảng vẫn là một khó khăn lớn đối với các cảng. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư cải tạo nhưng đối với luồng ngoài cũng chỉ đạt - 7,0m và đối với luồng trong đạt - 5,5m. Hơn nữa, theo công bố của Bảo đảm an toàn hàng hải, hiện nay luồng vào Cảng Đình Vũ chỉ còn - 5,6m do không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên (mặc dù thiết kế là - 7m cho tàu 20.000 DWT). Việc giảm độ sâu đột ngột đã gây rất nhiều khó khăn cho các hãng tàu khi thuê tàu lớn, gây khó khăn cho việc điều hành của cả hãng tàu và cảng, làm suy giảm tính hấp dẫn của khu vực cảng biển Hải Phòng. Quy hoạch cảng còn manh mún, nhiều cảng chỉ có 1 - 2 cầu. Điển hình là khu vực trong sông Cấm. Đây là khu vực có luồng cạn và gây ùn tắc giao thông trong nội thành. Hiện nay khu vực này cũng được bổ sung qui hoạch và xây dựng, tuy nhiên lại không phù hợp với xu thế tiến dần ra biển của hệ thống Cảng. Vì vậy, cần phải quy hoạch phát triển Cảng một cách hợp lý theo hướng tiến dần ra biển. Các cảng dọc bờ sông Cấm không nên cho phát triển thêm vì ở khu vực này luồng cạn, hẹp lại nằm sâu trong nội thành gây ách tắc giao thông. Quy hoạch các Cảng cần đảm bảo đủ lớn về cả chiều dài cầu tàu và diện tích sử dụng để Cảng đủ điều kiện đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các cảng các bãi dịch vụ được xây dựng quá nhỏ, diện tích hẹp (5 - 10 ha) gây khó khăn trong việc hiện đại hoá công nghệ xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, do luồng tàu hạn chế nên địa điểm chuyển tải đối với các cảng khu vực Hải Phòng rất quan trọng. Hiện nay các cảng đang phải chuyển tải tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhưng Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 44/2007/QĐ-GTVT ngày 28 tháng 8 năm 2007 công bố : “ Việc chuyển tải của tàu thuyền vào Cảng biển địa phận Thành phố Hải Phòng tại vùng nước cảng biển Hòn Gai - Quảng Ninh phải chẩm dứt trước ngày 31 tháng 12 năm 2009”. Đây là một khó khăn rất lớn không chỉ đối với các cảng mà cả đối với tất cả các chủ hàng xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc. Vì vậy cần phải sử dụng vốn hiệu quả cho việc nạo vét và duy tu thường xuyên luồng tàu vào cảng đạt độ sâu thiết kế để hạn chế tàu phải chuyển tải. Thành phố nên tiếp tục kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải cho phép các cảng khu vực Hải Phòng tiếp tục được chuyển tải với mớn các tàu lớn ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho đến khi Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại lạch Huyện đưa vào khai thác đồng bộ.

Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa cũng còn nhiều bất cập làm hạn chế khả năng thông qua của các cảng biển. Ngoài ra, sự kết nối hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ với hậu phương của một số khu vực cảng cũng đang bộc lộ nhiều sự mất đồng bộ, làm cho cảng biển không phát huy hết được công suất, ảnh hưởng đến lưu lượng hàng xuất nhập khẩu

- Đường sắt: năng lực thông qua và tốc độ chạy tàu đều thấp và chậm đổi mới.

Tỷ trọng hàng hoá vận tải bằng đường sắt đến và đi từ cảng ngày càng giảm (hiện nay dưới 10%).

- Đường bộ: Năng lực vận chuyển của đường bộ ngày càng quá tải, (như

đường 5 chỉ đáp ứng sản lượng 15 triệu tấn hàng hóa). Chính tình trạng xe chở quá tải đã gây hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông và trang thiết bị của Cảng. Mặt khác hệ thống đường quốc lộ lại nằm sát với các cổng Cảng (từ Cảng Chùa Vẽ đến cảng Đình Vũ) nên khi lưu lượng xe lớn và xe dài chở

Container ra vào Cảng thường bị ùn tắc. Đoạn đường từ ngã 3 Đình Vũ ra đến đập Đình Vũ đã xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cảng và các kho bãi Container ở khu vực Đình Vũ.

- Đường thủy nội địa: Lực lượng vận tải chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân

chiếm lĩnh. Nhiều phương tiện thủy nội địa cũ, không đảm bảo an toàn hàng hải nhưng lại phải thường chở quá tải và và đi chung với luồng hàng hải nên các phương tiện thủy nội địa bị chìm đắm trên luồng hàng hải, gây ách tắc luồng vào Cảng. Mặt khác, các bến đỗ cho các phương tiện thủy nội địa đến Cảng chờ nhận hàng vẫn chưa được xây dựng nên các phương tiện thủy nội địa thường gây cản trở cho các tàu biển ra vào các Cảng.

Do vậy, cần phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng cũng như sự kết nối với hệ thống vận tải thống nhất hợp lý để tạo thuận tiện trong việc vận chuyển hàng từ sâu trong nội địa đến cảng và ngược lại.

Như vậy, cảng Hải Phòng cần tập trung nỗ lực để thực hiện nhanh các dự án đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị của cảng,đặc biệt là đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng hội nhập của Cảng. Trong đó cần chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng cảng Đình Vũ giai đoạn II và giai đoạn III gồm 5 cầu tàu cho tàu 20.000 DWT (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011) và các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, thiết bị kho bãi phục vụ chứa đựng và bảo quản hàng hóa.

Đặc biệt, cần chú trọng đến tính đồng bộ giữa qui hoạch của Cảng và hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, hệ thống dịch vụ hậu cần, dịch vụ kho bãi, logistic. Hơn nữa, Cảng cũng cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp mạnh có năng lực hoạt động trong lĩnh vực logicstic để đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này khi các cảng lớn ra đời như lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, và dành diện tích đủ lớn cần thiết cho việc quy hoạch, tránh hiện tượng manh mún như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)