Công tác quản lý cảng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 38 - 40)

Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 200 5 06/2011 2.1 Tổng quan về cảng Hải Phòng

2.1.4.2.Công tác quản lý cảng

Theo khoàn 1 điều 66 bộ Luật Hàng Hải Việt Nam 2005, “Cảng vụ hàng hải là cơ

quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển.” Được thành lập từ năm 1991, Cảng vụ Hải Phòng đã có những đóng góp

đáng kể cho những phát triển và thành tựu cảng đạt được suôt hai mươi năm qua. Công

tác cải cách thủ tục hành chính được Cảng vụ hàng hải Hải Phòng chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn hàng hải. Năm 2002, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tiên phong trong phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện làm thủ tục cho tàu thuyền ra vào cảng theo cơ chế “một cửa”, tạo thuận lợi cho các chủ tàu, chủ hàng, đại lý, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ đó, số lượt tàu đến khu vực cảng biển Hải Phòng tăng cao. Năm 2003, có 7.395 lượt tàu với số lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 11,9 triệu tấn, đến 2010 số lượng tàu là 15.170 lượt với số lượng hàng hóa thông cảng đạt tới 38,4 triệu tấn. Ngoài ra, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cũng phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính theo đúng tinh thần Nghị định số 71/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hàng hải trong khu vực.

Cảng vụ Hải Phòng quan tâm đến cả ba yếu tố: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác an toàn - an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường,Cảng vụ hàng hải. Cụ thể là : Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải trong vùng nước được duy trì và thực hiện thường xuyên, đặc biệt đối với các hoạt động hàng hải trên những đoạn luồng

xung yếu; lập và triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn với các

cơ quan quản lý Nhà nước tại khu vực khi có thiên tai, bão lụt xảy ra; tổ chức kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển; thực hiện khai báo an ninh đối với 100% tàu biển nước ngoài đến khu vực cảng biển Hải

Phòng theo quy định; kiểm tra an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển nước ngoài đến khu vực cảng. Những năm qua, Đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải đã chủ động thực hiện việc điều tiết giao thông cho tàu thuyền qua khu vực kênh Hà Nam an toàn, thông qua việc tổ chức chốt trực, giám sát và điều phối tàu thuyền qua kênh Hà Nam, đảm bảo công tác trực 24/24 giờ trong ngày; khai thác có hiệu quả trạm VTS (vessel traffic service system – hệ thống giám sát tàu thuyền ra vào cảng) phục vụ cho công tác điều tiết theo dõi tàu thuyền qua lại khu vực luồng Lạch Huyện - kênh Hà Nam - Bạch Đằng.

Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cũng đã ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý điều hành, chủ động tham gia xây dựng và phát động phong trào thi đua đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực công tác đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Trong công tác nghiên cứu khoa học, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã bảo vệ thành công Đề tài cấp Thành phố về “Ứng cứu sự cố tràn dầu

tại khu vực cảng sông, biển Hải Phòng”; Đề tài cấp Bộ về “Nghiên cứu xác định vùng

thải nước dằn tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh” và hiện đang triển

khai Đề tài cấp Bộ về “Nghiên cứu xây dựng mô hình, cơ chế phối hợp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ đối với tàu thuyền hoạt động trong khu vực cảng biển Việt Nam,

ứng dụng thí điểm tại khu vực cảng biển Hải Phòng”. Cảng vụ đã ứng dụng thành công

công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền phổ biến pháp luật và theo dõi giám sát hoạt động hàng hải; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước thực hiện việc khai báo điện tử như Đề án cải cách thủ tục hành chính tại cảng

biển theo quy định tại Nghị định 160/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động

hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải, sau đó là Nghị định số 71/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Một trong những thành công nữa của việc ứng dụng công nghệ thông tin của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đó là hoàn thành trang điện tử riêng, tuyên truyền phổ biến các văn bản, các quy định, thông báo hàng hải, hướng dẫn hành hải an toàn… kịp thời, hiệu quả, góp phần hạn chế tai nạn,

sự cố hàng hải. Trang điện tử cũng được cập nhật chức năng liên tục, như thông tin tàu, thông tin container, bảng thủy triều, thông báo giờ tàu đến/đi và thông báo yêu cầu làm hàng trực tuyến. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cũng đã triển khai lắp đặt và vận hành có hiệu quả các hệ thống trợ giúp giám sát hoạt động hàng hải trong khu vực quản lý, nhằm hỗ trợ công tác quản lý điều hành, như hệ thống nhận dạng tàu tự động AIS tại trụ sở Cảng vụ và tại Đại diện Cảng vụ tại Cát Hải nhằm tăng cường quản lý an toàn hàng hải, đặc biệt là quản lý an toàn trong luồng hẹp, khu vực có mật độ tàu, thuyền ra vào, neo đậu lớn; lắp đặt trạm VTS tại Đại diện Cảng vụ tại Cát Hải năm 2009. Qua đó nâng cao năng lực trong công tác quản lý lưu thông hàng hải, an toàn hàng hải và công tác quản lý tàu thuyền ra vào cảng biển, phục vụ tốt hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Cảng vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 38 - 40)