Vai trò của cảng Hải Phòng tới nền kinh tế quốc dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 33 - 36)

Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 200 5 06/2011 2.1 Tổng quan về cảng Hải Phòng

2.1.3.Vai trò của cảng Hải Phòng tới nền kinh tế quốc dân Việt Nam

Kinh tế biển đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển của nước ta đạt khoảng 47-48% GDP cả nước. Hải Phòng là một "thủ đô kinh tế" của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung, là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Ngày nay, Hải Phòng là một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong 5 tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội. Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2006 đóng góp khoảng 9.752 tỷ đồng và năm 2007 là 12.000 tỉ đồng. Năm 2010 thu ngân sách 24.500 tỷ đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng tiếp tục đứng thứ 4 cả nước. Thành phố còn được xác định là cửa biển “vào-ra” của vùng tây nam Trung Quốc, nơi có trên 350 triệu dân. Hải Phòng còn là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Vùng biển và ven biển Hải Phòng là nơi hội tụ đầu mối của nhiều trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không quan trọng của cả nước và quốc tế; là nơi có cảng biển cửa ngõ, cảng biển nước sâu, cảng hàng không quốc tế. Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-T.Ư ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong những năm qua, kinh tế biển Hải Phòng đã đạt được những kết quả ban đầu. Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế vùng ven biển đã đóng góp khoảng 30% vào GDP toàn thành phố. GDP vùng biển Hải Phòng chiếm hơn 30% GDP dải ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của vùng ven biển cả nước.

Cảng biển và đặc biệt là cảng biển Hải Phòng đóng vai trò quyết định trong chiến lược xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Đến nay với 35

cảng biển, tổng chiều dài cầu cảng trên 7.200m, năng lực thông qua gần 40 triệu tấn/năm, Hải Phòng khẳng định vị thế của một thương cảng lớn có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến hàng đầu khu vực. Kinh tế hàng hải phát triển góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình phát triển thành phố. Với những chính sách khuyến khích đầu tư, hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp khai thác cảng không ngừng tăng, có trên 35 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển ở Hải Phòng. Đến nay, hầu hết các tập đoàn khai thác cảng biển và vận tải biển hàng đầu thế giới với nhiều dự án xây dựng và khai thác cảng container đã có mặt ở Việt Nam. Sự đầu tư của các tập đoàn cảng biển lớn trên thế giới tại Việt Nam sẽ góp phần làm cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đại hơn, thu hút một lượng khách hàng không nhỏ đến với Việt Nam. Hơn nữa, cảng Hải Phòng còn có thể giúp rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa ra vào miền Tây Trung Quốc tới 800km, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm điểm đến thứ hai, để giảm bớt chi phí và rủi ro đầu tư vào Trung Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển (trong đó có 5 cảng lớn, 11 cảng trung bình, 73 cảng nhỏ, còn lại là 487 cảng rất nhỏ) thì cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn của Việt Nam được xếp vào nhóm các cảng quan trọng cùng với các cảng Manila, Singapore, Klang và Penang (Malaysia), Tajung Priok (Indonesia), Cao Hùng (Đài Loan), Trạm Giang (Trung Quốc), Bankok (Thái Lan), HongKong. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của khu vực phía bắc, khối lượng hàng hóa thông qua cảng 10 năm qua đã tăng gần năm lần (từ 7,65 triệu tấn vào năm 2000 lên 35,2 triệu tấn năm 2010). Thu hải quan, trong đó chủ yếu từ thuế xuất, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng tăng gần 10 lần (từ 3.672 tỷ đồng năm 2000 lên 32.619 tỷ đồng năm 2010). Ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thủy, phương tiện nổi đã có bước phát triển mạnh, đưa xuống nước thành công nhiều tàu có trọng tải lớn, như tàu hàng 56.200 DWT, tàu dầu 13.500 DWT, tàu công-ten-nơ 1.700 TEU và kho nổi chứa dầu 150 nghìn DWT. Ðội tàu biển của Hải Phòng hiện có khoảng 500 tàu biển với tổng trọng tải gần 1,4 triệu DWT, chiếm gần 50% về số phương tiện và hơn 40% về khối lượng hàng hóa vận tải của cả nước.

Là đô thị quan trọng trong vành đai vịnh Bắc bộ, Hải Phòng nằm sát tuyến vận tải Đông – Tây tấp nập nhất thế giới: hơn một nửa số tàu thuyền chuyên chở dầu cực lớn của thế giới đi qua; trên 50% đội thương thuyền của thế giới đi qua eo biển Malacca; lượng tàu đi qua biển Đông cao gấp 3 lần kênh đào Suez, gấp 5 lần kênh đào Panama; theo thống kê, năm 2007, có tới 75% khối lượng hàng hóa của châu Á đi qua Việt Nam. Nhờ tài nguyên vị thế này, Hải Phòng đã được Chính Phủ xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển của quốc gia và một cực trọng yếu trong chiến lược hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Số liệu thống kê kinh tế Thành phố Hải Phòng quý I năm 2011(Bảng 2.1)

Đơn vị tính QuýI 2011(a) QuýI 2010(b) (a)/(b) (%)

Hàng hóa thông qua cảng 1000 tấn 9.003 8.371 107,5

Tr.đó: Cảng Hải Phòng “ 4.013 3.631 110,5

Tổng doanh thu cảng biển Tỷ đồng 518,2 473,0 109,6

Tr.đó: Cảng Hải Phòng “ 249,8 237,0 105,4

Số liệu thống kê kinh tế Thành phố Hải Phòng năm 2010 (Bảng 2.2)

Đơn vị tính 2010(a) 2009(b) (a)/(b) (%)

Hàng hóa thông qua cảng 1000 tấn 35.323 31.760 111,2

Tr.đó: Cảng Hải Phòng 15.680 14.370 109,1

Tổng doanh thu cảng biển Tỷ đồng 2.158,0 1.774,7 121,6

Tr.đó: Cảng Hải Phòng 1.027,4 921,0 111,6

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 33 - 36)