Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 200 5 06/2011 2.1 Tổng quan về cảng Hải Phòng
2.2.2.3 Khả năng chứa hàng của kho bã
Cùng với trang thiết bị cầu cảng và xếp dỡ được quan tâm đầu tư, cảng Hải Phòng cũng chú trọng đến khả năng chứa hàng của kho bãi. Điều đó được thể hiện rõ tính chuyên môn hóa, số lượng cũng như chất lượng của hệ thống kho bãi tại cảng Hải Phòng. Với hơn 30 kho bãi các loại, tổng diện tích kho bãi của cảng Hải Phòng đạt
mức xấp xỉ 550.000 m3. Tuy nhiên, khả năng chứa hàng của cảng Hải Phòng lại không
được đầu tư đúng hướng, thay vì tập trung vào đáp ứng một số loại hàng hóa có số lượng lớn hay có xu hướng gia tăng trong tương lai thì hệ thống kho bãi của cảng Hải Phòng lại khá rời rạc và thiếu nhất quán. Về tổng thể, khả năng chứa hàng tại cảng hoàn toàn đủ đáp ứng lượng hàng ra vào cảng, tuy nhiên với một số loại hàng, kho bãi và trang thiết bị trở nên dư thừa, và với một số mặt hàng khác thì tình trạng không đủ khả năng phục vụ xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là với những loại hàng container. Trong vài năm trở lại đây, đã có lúc hàng nghìn container hàng đông lạnh tồn đọng hàng tháng trời khắp các kho bãi khu vực Hải Phòng. Việc tồn đọng lại thường diễn ra đúng thời điểm điện đang thiếu gay gắt. Tình hình ùn tắc container lạnh là trầm trọng. Đến nỗi cảng Hải Phòng phải thông báo không tiếp nhận các container lạnh tạm nhập tái xuất, chỉ nhận container lạnh hàng nội địa. Còn Bộ Công thương phải ra hẳn một thông tư không cho phép làm hàng đông lạnh nội tạng gia súc, gia cầm tạm nhập tái xuất. Mục đích nhằm giảm nguy cơ thiếu điện hay ùn tắc sẽ biến các container nội tạng
thành nguồn gây bệnh. Nói cách khác, mục tiêu lợi nhuận đã phải thu hẹp vì khả năng phục vụ bị giới hạn.
Điện không là lý do duy nhất cản trở khả năng phục vụ của Hải Phòng trong vai trò cảng lớn nhất khu vực phía Bắc, mà còn có hạn chế của đường bộ. Đến nay, khi sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đã vượt 34 triệu tấn, thì việc thông thoát hàng hóa vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào đường bộ. Sự cũ kỹ về hạ tầng và thiếu kho bãi tập kết, xếp dỡ đã khiến đường sắt không trở thành kênh vận chuyển hàng hóa chính qua lại hải phòng, mà đường bộ buộc phải gánh thay phần việc lẽ ra phải thuộc về đường sắt, 90% sản lượng hàng hóa qua lại Hải Phòng là vận chuyển bằng đường bộ. Ngoài quốc lộ 5, quốc lộ 10 đã mãn tải từ lâu, thì tất cả hàng hóa khi về Hải Phòng đều phải sử dụng một tuyến đường dọc cảng để vào kho bãi, lên tàu và tắc đường thường xuyên xảy ra. Với tình hình như vậy, cảng Hải Phòng rất hay gặp khó khăn vào thời điểm nhất định trong năm và khả năng kho bãi của cảng rất nhạy cảm với các quyết định liên quan đến tái xuất hay hàng qua Trung Quốc.