Đánh giá khả năng khai thác của cảng Hải Phòng 1 Tàu có trọng tải lớn nhất có thể ra vào cảng an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 50 - 52)

Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 200 5 06/2011 2.1 Tổng quan về cảng Hải Phòng

2.2.2. Đánh giá khả năng khai thác của cảng Hải Phòng 1 Tàu có trọng tải lớn nhất có thể ra vào cảng an toàn

2.2.2.1. Tàu có trọng tải lớn nhất có thể ra vào cảng an toàn

Như đã trình bày, chỉ tiêu về mức trọng tải tối đa là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của một cảng biển. Mặc dù cảng Hải Phòng là cửa ngõ đường biển của khu vực miền Bắc, tuy nhiên cảng lại không thể tiêp nhận những tàu có trọng tải lớn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của yếu tố thiên nhiên, hay nói cụ thể hơn là do hiện tượng sa bồi luồng. Việc sông Đuống đưa phù sa từ sông Hồng về Lục Đầu Giang, sang sông Kinh Thày về sông Cấm đã làm cho độ sâu luồng lạch của cảng Hải Phòng giảm đi rõ rệt, luồng vào cảng dù đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nhưng cũng chỉ đạt – 7m đối với luồng ngoài và - 5,5m đối với luồng trong, cộng với không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên luồng vào cảng Ðình Vũ hiện nay chỉ còn - 5,6m trong khi thiết kế là - 7m cho tàu 20 nghìn tấn. Ðiều đáng nói là nhiều cảng chỉ có 1 - 2 cầu lại nằm trong sông Cấm, luồng cạn, gây ùn tắc giao thông nhưng vẫn được bổ sung quy hoạch và đầu tư xây dựng, không phù hợp với xu thế tiến dần ra biển của hệ thống cảng. Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 hoàn thành, đưa vào

khai thác hơn 6 năm. Theo đó, đường chính vào Cảng Hải Phòng là luồng Lạch Huyện. Luồng tàu biển vào Cảng Hải Phòng dài 85km, bao gồm các đoạn Lạch Huyện,

Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm, Vật Cách, Phà Rừng, Nam Triệu. Đầu năm 2006, thông qua Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2, tuyến luồng mới vào

Cảng Hải Phòng qua cửa Lạch Huyện, kênh Hà Nam được đưa vào khai thác phục vụ tàu biển đến 4 vạn tấn giảm tải và 2 vạn tấn đầy tải vào làm hàng. Với tuyến luồng mới, các doanh nghiệp vận tải biển trong nước và nước ngoài điều tàu đến Hải Phòng thuận lợi hơn trước rất nhiều, sản lượng hàng hóa theo đó cũng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Sau khi giai đoạn 2 của Dự án nâng cấp hoàn thanh, độ sâu luồng Lạch Huyện, kênh Hà Nam, luồng Bạch Đằng đạt -6,4m, luồng sông Cấm đạt-5,5m, luồng Vật Cách đạt -4m, luồng Phà Rừng từ -1,5 đến - 3,3m, luồng Nam Triệu đạt -2m. Với cốt luồng như vậy, hoàn toàn đáp ứng hoạt động của tàu biển. Thực tế cho thấy, luồng cảng Hải Phòng thường xuyên bị bồi lắng cục bộ, làm thay đổi độ sâu, gây khó khăn cho các chủ tàu, chủ cảng, đại lý hàng hải khi phối hợp đưa tàu vào cảng. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, nhiều đoạn luồng thường xuyên bị sa bồi, khiến độ sâu luồng thiếu ổn định, ảnh hưởng đến lịch trình khai thác của chủ tàu, nhất là đối với tàu container chuyên tuyến.

Sau khi Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 hoàn thành và đưa vào khai thác, các phương tiện tàu biển chủ yếu vào khu vực Hải Phòng qua luồng Lạch Huyện. Nhưng luồng này lại có đoạn “cổ họng” là kênh Hà Nam cắt qua đảo Cát Hải chỉ thiết kế một chiều, tàu hoạt động thường xuyên vào giờ nước lớn trong ngày, dẫn tới công tác tổ chức điều tiết tàu ra vào cảng khó khăn. Kể từ khi ngừng dự án, đồng nghĩa với việc thiếu vốn không thể nạo vét, luồng này bị bồi lắng, tàu ra vào gặp nhiều khó khăn. Tới giữa năm 2010, do được tái đầu tư, độ sâu của luồng đã đạt mức - 5,8m vào tới Đình Vũ, căn cứ theo đó, một số hãng tàu container đã bố trí cỡ tàu lớn hơn vào Đình Vũ. Tuy nhiên đến tháng 9 năm 2010, khi cảng Hải Phòng tổ chức tiếp nhận và bốc dỡ tàu chở hàng rời Bulk Acgentina, có trọng tải 55.477 DWT, chiều dài 189,9m, mớn nước 12.5m chở 52.500 tấn ngô rời từ cảng Santos Brazil đến Việt Nam, thì độ sâu luồng đo được chỉ còn -5,4m. Điều đó cho thấy tốc độ sa bồi luồng tại các luồng lạch tại cảng Hải Phòng, đặc biệt là trong mùa mưa, là vô cùng lớn. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã phải đầu tư một lượng tiền lớn mỗi năm để tiến hành nạo vét luồng lạch thường xuyên, tuy nhiên ngoài vấn đề ngân sách, vấn đề phù sa được nạo

vét cũng là một trở ngại lớn với giải pháp tình thế này. Như vậy, kể từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2010 việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển khu vực Hải Phòng tại vùng nước cảng biển Hòn Gai - Quảng Ninh chấm dứt theo Quyết định số 44/2007/QĐ- BGTVT, cảng Hải Phòng đã giảm khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn đi rất nhiều. Với mức trọng tải tối đa niêm yết của cảng là 40.000 DWT, tuy nhiên mức trọng tải thực tế lại thấp hơn nhiều và không ổn định trong thời gian dài, nhiều chuyên gia cho rằng với độ sâu hiện nay, cảng Hải Phòng chỉ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 20.000 DWT trở xuống, còn thực tế thì ngay cả một số tàu 10.000 DWT cũng chọn phương án chuyển tải. Có thể thấy trong tương lai gần cảng Hải Phòng cần một kế hoạch cải tạo hay xây dựng mới để có thể tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)