Lịch sử hình thành và phát triển cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 25 - 29)

Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 200 5 06/2011 2.1 Tổng quan về cảng Hải Phòng

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển cảng Hải Phòng

Năm 1870 - 1873, sau khi bình định Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Bắc Kỳ. Để đối phó, triều đình nhà Nguyễn đã giao trọng trách cho Doãn Khuê, người đang phụ trách nha doanh điền sứ tỉnh Nam Định, nhiệm vụ xây dựng gấp Ninh Hải thành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ thông thương với bên ngoài. Bùi Viện, dưới sự tiến cử của Doãn Khuê đã được vua Tự Đức chấp nhận. Ông tổ chức một cuộc thị sát bến Ninh Hải, ông cho lập hai đồn binh, lập nha Hải Phòng, trạm thuế quan ở ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc. Những công việc này của Bùi Viên đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của đô thị và cảng biển Hải Phòng sau này. Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm 1874 và được chính thức thành lập từ năm 1876, có 170m cầu bằng gỗ và hai cụm kho. Chiêu thương Cục của Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn được thành lập, làm nhiệm vụ chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài, theo đề nghị của Bùi Viện, đã mở một chi điểm ở Ninh Hải. Chi điếm này sau trở thành phố Chiêu Thương rất sầm uất. Những năm tiếp theo, Chiêu Thương quán ở Ninh Hải đã thu hút một số đông các nhà buôn người Việt, Hoa đến sinh cơ lập nghiệp, mở cửa hàng buôn bán. Đây chính là những bước đầu trong quá trình phát triển giao thương của cảng Hải Phòng với quốc tế.

Dưới thời Pháp thuộc, nhận thấy những ưu điểm và vai trò không thể thiếu của cảng Hải Phòng, thực dân Pháp đặc biệt coi trọng và quan tâm phát triển cảng cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trong giai đoạn này, cảng Hải Phòng được sử dụng như một bến phục vụ cho tàu thuyền quân đội Pháp. Năm 1900, cảng được kè đá từ bến Sáu Kho đến bến Cầu Ngự và đến năm 1902 Toàn quyền Đông Dương quyết định xây dựng cảng Bắc Kỳ tại đây và gọi là Cảng Hải Phòng. Ngày 13/05/1955, Hải Phòng

được giải phóng, trước yêu cầu của công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, đội ngũ công nhân Cảng vượt qua các khó khăn đã tăng cường hoạt động để đạt và vượt chỉ tiêu mà cấp trên đặt ra. Trong những năm đất nước bị chia cắt, cảng Hải Phòng đã đóng vai trò quan trọng trong cả công cuộc xây dựng kinh tế miền bắc, đảm bảo chi viện cho miền nam, cũng như là một trong các cửa ngõ quan trọng của tuyến đường Bắc – Nam. Vai trò to lớn của cảng Hải Phòng trong chiến thắng năm 1975 đã được Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danh hiệu cao quý. Sau khi đất nước thống nhất, cảng Hải Phòng tiếp tục là mục tiêu phát triển được đặc biệt chú trọng. Năm 1991 đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hoạt động của cảng, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, bản quy hoạch tổng thể theo hướng đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đã xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể của cảng Hải Phòng cho đến năm 2010. Cũng cùng năm đó, Cảng vụ Hải Phòng (nay là Cảng vụ hàng hải Hải Phòng) được thành lập theo Quyết định số 598/QĐ-TCCB-LĐ ngày 06/4/1991 trên cơ sở tách ra từ Ty Cảng vụ - Hoa tiêu thuộc Cảng Hải Phòng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển Hải Phòng. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và là một trong bốn Cảng vụ đầu tiên được hình thành tại thời điểm đó, suốt nhiều năm qua năm qua, với nhiệm vụ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển Hải Phòng. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cũng như đáp ứng được vai trò quản lý trong sự phát triển chung của thời kỳ hội nhập, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng trở nên lớn mạnh hơn. Các trạm quản lý Đình Vũ, Chùa Vẽ, Vật Cách, Phà Rừng, Bạch Long Vĩ lần lượt được hình thành, đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng của khu vực.

Đầu năm 2006, việc đưa tuyến luồng mới Lạch Huyện - kênh Hà Nam và khu neo đậu chuyển tải tại Lạch Huyện vào khai thác đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của khu vực cảng biển Hải Phòng. Trong tương lai không xa, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT sẽ được xây dựng. Theo Quyết

định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030; Quyết định số 501/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3793/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2008 của Bộ giao thông Vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Trong đó một lần nữa khẳng định vị thế quan trọng của cảng Hải Phòng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Trong phần mục tiêu phát triển đã nêu rõ: “Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là … cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng… để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 ÷ 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 đến 8.000 TEU…”, khu bến Lạch Huyện cùng với các luồng vào cảng thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng cũng được đưa vào danh sách các dự án được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Theo đó, khu vực cảng biển Hải Phòng trong những năm tới sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô hệ thống cảng biển bao gồm: Các cầu, bến cảng đang trong quá trình xây dựng tại khu công nghiệp Đình Vũ ; các cầu, bến cảng container, bách hóa, xăng dầu tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ. Đặc biệt, là Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng dự kiến có chiều dài bến số 1, 2 (giai đoạn khởi động) là 750 m, luồng tàu có chiều rộng là 160 m, với độ sâu thiết kế là -14m phù hợp cho tàu có trọng tải 50.000 DWT đủ tải và 100.000 DWT giảm tải ra, vào làm hàng; giai đoạn tiếp theo đến 2020 sẽ xây dựng với quy mô 11 bến có tổng chiều dài là 2.700 m đáp ứng thông qua lượng hàng là 26 triệu tấn/năm.

Trải qua 121 năm tồn tại và phát triển, Cảng Hải Phòng luôn luôn đóng vai trò là "Cửa khẩu" giao lưu quan trọng nhất của phía Bắc đất nước. Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc... thông qua Cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước và

ngược lại. Trong suốt quá trình hoạt động, bằng những cống hiến cho nền độc lập tự chủ đất nước, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành hàng hải nói riêng, cảng Hải Phòng đã được Nhà nước trao tặng rất nhiều các

danh hiệu quý giá và nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy

ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Cục Hàng hải Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tặng bằng khen, cờ thi đua…

- Kỷ niệm chương TỔ QUỐC GHI CÔNG năm 1966

- Huân chương CHIẾN CÔNG HẠNG NHẤT năm 1968

- Huy chương ANH HÙNG LỰC LƯỢNGVŨ TRANG NHÂN DÂN năm 1973

- Huân chương ĐỘC LẬP HẠNG BAnăm 1985

- Huân chương QUÂN CÔNG HẠNG BAnăm 1972

- Huân chương KHÁNG CHIẾN HẠNG NHÌnăm 1973

- Huy chương ANH HÙNG LAO ĐỘNGnăm 1998

- Huân chương LAO ĐỘNG HẠNG NHẤTnăm 1998

- Huân chương LAO ĐỘNG HẠNG BAnăm 2000

- Huân chương LAO ĐỘNG HẠNG NHẤTnăm 2003

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng pdf (Trang 25 - 29)