VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 69 - 93)

CỦA KHOA DƯỢC

Quy trình lĩnh thuốc, cấp phát thuốc cho bệnh nhân được Khoa Dược xây dựng thống nhất, hợp lý và chặt chẽ trên từng khâu, đồng thời được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đưa thuốc có chất lượng và nhanh chóng nhất đến tay bệnh nhân. Những thuốc gây nghiện, hướng thần được quản lý một cách chặt chẽ tránh thất thoát thuốc, tránh sử dụng thuốc sai mục đích điều trị, đảm bảo cho bệnh nhân được sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả nhất.

Để thực hiện quản lý hoạt động cấp phát thuốc, hóa chất khoa Dược đã triển khai theo dõi thống kê bằng phần mềm quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin

vào công tác cấp phát và thống kê Dược đã cung cấp cho bệnh viện những số liệu chính xác, cập nhật, giúp nhà quản lý có thể nắm bắt được nhanh chóng, chính xác các thông tin liên quan đến thuốc, do đó khoa Dược luôn chủ động trong việc cung ứng thuốc. Các thông tin tài chính và thuốc được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình, Bác sỹ- Dược sỹ- Y tá điều dưỡng cùng làm việc trên hệ thống, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau.

Tuy nhiên, phần mềm chỉ được sử dụng trong giai đoạn từ khi phiếu lĩnh được ký duyệt đến khi thuốc, hóa chất xuất khỏi kho, do đó vẫn còn công đoạn thủ công là tổng hợp phiếu lĩnh, duyệt cấp. Phần mềm theo dõi sử dụng thuốc, hóa chất tới từng bệnh nhân chưa đáp ứng được.

Qui trình sử dụng hóa chất tại Bệnh viện đã giám sát được chặt chẽ khâu đầu là cung cấp hóa chất và khâu cuối là thanh quyết toán hóa chất còn việc sử dụng hóa chất chưa được kiểm soát chặc chẽ, mới chỉ thực hiện thông qua kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng hóa chất tại khoa cận lâm sàng.

Hoạt động cấp phát đã đáp ứng ba yêu cầu: đúng, đủ, kịp thời. Để thực hiện đầy đủ chức năng này, bệnh viện đã tập trung xây dựng qui trình hợp lý từ bộ phận duyệt cấp thuốc, vào máy thống kê, in xuất lệnh cuối cùng là cấp phát và đối chiếu với phiếu lĩnh của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

Với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân dịch vụ y tế bệnh viện bố trí các quầy cấp phát riêng để thuốc có thể đến tay bệnh nhân nhanh nhất. Số lượng thuốc tồn kho tại bệnh viện luôn đảm bảo dự trữ cho bệnh viện sử dụng trong 1 tháng điều này là hoàn toàn phù hợp vì thị trường thuốc hiện nay đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của bệnh viện do đó tồn kho vừa đủ giúp đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời phục vụ công tác điều trị đồng thời giúp giảm chi phí bảo quản thuốc, hóa chất tồn kho.

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý kho, bệnh viện sử dụng chương trình quản lý kho trên máy tính giúp quản lý toàn bộ quá trình nhập kho, xuất kho, thanh quyết toán cũng như bảo cáo về hoạt động kho. Hiện nay, rất nhiều bệnh viện đã sử dụng các phần mềm quản lý kho khác nhau tuy nhiên đa phần các bệnh viện chưa thiết lập được mạng máy tính trong toàn viện mà chỉ có mạng nội bộ khoa

Dược, vì vậy mới chỉ giải quyết được các khâu quản lý về tài chính, xuất, nhập, tồn, thống kê sử dụng… tại khoa Dược, chưa quản lý được thuốc theo bệnh nhân. Do đó việc giám sát sử dụng thuốc trên từng bệnh nhân cụ thể phải tiến hành thủ công, còn phải sử dụng nhiều nhân lực tham gia vào các khâu trong quá trình cấp phát thuốc như: tổng hợp thuốc, duyệt cấp, thống kê, cấp phát, theo dõi sử dụng. Mạng máy tính toàn viện sẽ theo dõi được bệnh nhân từ khi vào viện, quá trình chăm sóc bệnh nhân, kết quả điều trị khi bệnh nhân ra viện và sẽ có đầy đủ thông tin bệnh nhân đến khám lại các lần tiếp theo, đây cũng chính là giải pháp quản lý bệnh viện mà các nước tiên tiến đang sử dụng.

Hiện nay, do thiếu thốn về nhân lực khoa Dược bệnh viện vẫn chưa tổ chức cấp phát thuốc tới tận các khoa lâm sàng, trong khi ở một số bệnh viện như Bệnh viện Phổi Trung ương, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Dung, tỷ lệ này là 100% năm 2009 [23].

Về HDSD thuốc tại khoa dược cho bệnh nhân điều trị ngoại trú:

Đánh giá hướng dẫn sử dụng của Bác sỹ trên đơn: Tỷ lệ đơn thuốc được kê tên gốc thấp (10%), tại Bệnh viện Phổi Trung Ương tỷ lệ này là 15,75% [23], Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là 4,42% [25], Bệnh viện Saint Paul là 12,5% [26]. Một số đơn chưa tuân thủ quy chế kê đơn [13].

Tỷ lệ đơn hướng dẫn đường dùng đầy đủ đạt 91%.Tỷ lệ đơn hướng dẫn thời điểm dùng đầy đủ đạt 83%. Nhiều thuốc được bác sỹ nêu rõ thời gian sử dụng chính xác vào giờ nào. Như vậy, các bác sỹ bệnh viện TƯQĐ 108 đã hướng dẫn sử dụng thuốc tương đối đầy đủ trên đơn thuốc cho bệnh nhân.

Hướng dẫn bệnh nhân trong đơn rất quan trọng vì bệnh nhân có thể xem lại cách sử dụng thuốc nếu như không nhớ hết lời dặn của Dược sỹ cấp phát. Tuy vậy, tình trạng đơn thuốc không ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng vẫn còn rất phổ biến. Tại Bệnh viện Phổi Trung Ương tỷ lệ đơn thuốc không ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng là 50,88% [23], Bệnh viện Phụ sản TW tỷ lệ đơn không ghi thời điểm dùng và đường dùng thuốc tương ứng là 49,5%, 2,3% [25], Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ này là 11,33% và 0% [36].

Đánh giá hướng dẫn sử dụng của Dược sỹ cấp phát: Khảo sát trên 200 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú thuộc đối tượng bảo hiểm và 200 bệnh nhân thuộc đối tượng dịch vụ có thể thấy rằng thời gian được phát thuốc của bệnh nhân quá ngắn, chỉ có 0,9 phút, nên hầu như bệnh nhân không được tư vấn sử dụng thuốc nhiều mà chỉ được dặn sử dụng thuốc theo hướng dẫn trong đơn. Tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn đường dùng đầy đủ chỉ đạt 59% với đối tượng bệnh nhân bảo hiểm và 55% với bệnh nhân dịch vụ. Hướng dẫn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sỹ bán (cấp phát) thuốc. Tuy nhiên qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân không được hướng dẫn đầy đủ. Thực tế, số lượng bệnh nhân quá đông nên dược sỹ cấp phát cũng không có đủ thời gian để hướng dẫn cho bệnh nhân. Phần lớn các trường hợp hướng dẫn là do bệnh nhân hỏi nên dược sỹ cấp phát mới hướng dẫn, tỷ lệ dược sỹ chủ động hướng dẫn rất thấp (17%)

Về HDSD thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú: Do nhân lực của khoa Dược

còn thiếu nên hiện tại, khoa Dược chưa tiến hành cấp phát thuốc đến tận các khoa lâm sàng. Vì vậy, hoạt động giám sát sử dụng thuốc chủ yếu thông qua công khai thuốc hằng ngày trên từng bệnh nhân (Mẫu Phụ lục 8). Trách nhiệm đảm bảo bệnh nhân được dùng thuốc theo đúng y lệnh chủ yếu thuộc về cán bộ điều dưỡng. Do đó, rất khó đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Theo thông tư 23/2011/TT- BYT ban hành ngày 10/06/2011 về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, quy định điều dưỡng phải trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc [18]. Tuy nhiên, trong thực tế tại các khoa lâm sàng của bệnh viện TƯQĐ 108, các điều dưỡng chỉ phát thuốc và hướng dẫn bệnh nhân cách dùng chứ không trực tiếp chứng kiến bệnh nhân dùng thuốc. Điều này có thể giải thích do số lượng bệnh nhân nội trú đông mà số lượng điều dưỡng viên lại ít, khối lượng công việc nhiều, điều dưỡng viên chỉ có thể giám sát sử dụng với các thuốc tiêm cho bệnh nhân. Khoa dược cũng đã quan tâm đến công tác dược lâm sàng, tuy nhiên Dược sỹ lâm sàng chưa tham gia được nhiều vào công tác dược lâm sàng của các khoa, chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ nên việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu của công tác dược lâm sàng trong bệnh viện [20].

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động quản lý tồn trữ, bảo quản thuốc

Kho Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 đã trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và cơ cấu nhân lực phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của khoa. Kho có bố trí hợp lý, sắp xếp theo thứ tự ABC và theo dạng bào chế, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

Bệnh viện đã triển khai phần mềm tin học quản lý thuốc. Các thuốc được mã hóa trên máy, điều này thuận lợi cho dược sĩ phụ trách kho kiểm tra xuất nhập và tồn kho chính xác, hạn chế tối đa sai sót. Tuy nhiên, kho chưa xây dựng các hồ sơ tài liệu theo hướng GSP, chưa có các quy trình thao tác chuẩn để hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ kho.

Sắp xếp thuốc trong kho đã tuân thủ đầy đủ nguyên tắc chung về sắp xếp bảo quản thuốc. Do đặc thù mỗi kho nên khoa Dược cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thực tế của từng kho, thuận tiện cho việc theo dõi, bảo quản, cấp phát.

Kho cũng đã xây dựng quy trình nhập hàng, quy trình xuất hàng theo đúng quy định hiện hành. Các quy trình này được bố trí chặt chẽ dưới sự giám sát và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, do đó hạn chế được tối đa sai sót. Tuy nhiên, thực hiện các quy trình này chủ yếu do nhân viên kho làm theo kinh nghiệm, thói quen nên khó khăn cho công tác kiểm tra, đánh giá. Theo quyết định của Bộ Y tế, đồng thời góp phần đảm bảo chất lượng thuốc phục vụ công tác điều trị thì bệnh viện cần có kế hoạch xây dựng và thực hiện GSP tại kho dược trong những năm sắp tới.

Quản lý lượng thuốc tồn kho: kho đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản

lý lượng thuốc xuất, nhập, tồn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho công tác quản lý. Kho dược thực hiện nhập hàng định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất. Số lượng dự trù căn cứ vào lượng tiêu thụ các tháng trước và theo kinh nghiệm của bảo quản viên phụ trách từng thuốc. Trong điều kiện hiện nay, do có nhiều nguồn cung ứng thuốc, thuốc trong kho được luân chuyển liên tục nên kho Dược không áp

dụng một công thức tính lượng đặt hàng nào mà đặt hàng theo nhu cầu sử dụng, theo kinh nghiệm, ít khi để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

Khoa đã áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý tồn trữ nhưng vẫn phải tổng hợp phiếu lĩnh, duyệt cấp một cách thủ công.

Kho dược thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Các bảo quản viên có trách nhiệm kiểm soát lượng nhập, xuất, tồn của thuốc, từ đó có kế hoạch

dự trù kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện.

Tồn tại của hoạt động tồn trữ, bảo quản của kho:

 Số lượng cán bộ cấp phát vẫn còn thiếu so với nhu cầu hoạt động.

 Kho chưa xây dựng quy trình nghiệp vụ kho bằng văn bản. Các quy trình này chủ yếu được thực hiện theo kinh nghiệm của nhân viên. Kho vẫn chưa đạt tiêu chuẩn GSP.

Hoạt động cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc:

Khoa Dược đã cung cấp đầy đủ thuốc điều trị trong danh mục thuốc bệnh viện phục vụ yêu cầu điều trị của các khoa lâm sàng. Không xảy ra trường hợp phát nhầm thuốc, phát thiếu thuốc cho bệnh nhân, thực hiện đúng quy chế thu hồi 100% vỏ ống hàng tuần đối với thuốc gây nghiện, hướng thần

Khoa dược đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp phát, thống kê dược do đó mà giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên, đồng thời đảm bảo được tính chính xác, khách quan trong công tác thống kê, nhờ đó khoa dược chủ động được trong việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời.

Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực nên khoa Dược chưa thực hiện được yêu cầu cấp phát thuốc đến tận các khoa lâm sàng.

Bước đầu khoa dược cũng đã quan tâm đến công tác dược lâm sàng, xây dựng phòng tư vấn sử dụng thuốc, có các hoạt động thường kỳ kết hợp với khoa lâm sàng với mục đích trao đổi, tư vấn về thuốc cho cán bộ y tế và tăng cường công tác hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Khoa Dược chưa theo dõi được việc sử dụng thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú, phòng tư vấn không được đặt tại quầy cấp phát nên theo ghi nhận rất ít trường hợp tư vấn.

Dược sĩ cấp phát chưa có thói quen chủ động hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Hướng dẫn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sỹ bán (cấp phát) thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ hướng dẫn đường dùng chỉ đạt 55%,với đối tượng bệnh nhân dịch vụ và 59% với đối tượng bệnh nhân Bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách . Hướng dẫn thời điểm dùng đạt 40% với đối tượng bệnh nhân Bảo hiểm và 48% với đối tượng bệnh nhân dịch vụ, tỷ lệ hướng dẫn liều dùng và số lần sử dụng trong ngày tương đối thấp.

Các dược sỹ cấp phát cũng ít khi hướng dẫn bảo quản thuốc (tỷ lệ này chỉ đạt 1-2%).

Như vậy, có thể thấy phần lớn các trường hợp Dược sỹ hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân là do có yêu cầu từ phía bệnh nhân, tỷ lệ này lên đến 82,7% đối với quầy dịch vụ và 86,7% đối với quầy cấp phát.

KIẾN NGHỊ

Để đạt mục tiêu đảm bảo chất lượng thuốc, hướng tới sử dụng thuốc an toàn hợp lý, nâng cao chất lượng HDSD thuốc tại BV TƯQĐ 108, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Định hướng xây dựng cơ sở vật chất của kho, đào tạo nhân lực theo hướng GSP để nâng cao chất lượng bảo quản thuốc.

- Tăng cường nhân lực cho khoa Dược, nâng cao trình độ của nhân viên trong kho. Đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng được với yêu cầu phân công công việc.

- Bố trí bàn tư vấn sử dụng thuốc ngay tại quầy cấp phát để bệnh nhân biết và giải đáp cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc chi tiết hơn cho bệnh nhân.

- Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá cũng như nguyện vọng của bệnh nhân về công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc để từ đó có những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2012), Danh mục thuốc sử dụng cho

đối tượng Bộ đội, Chính sách và Bảo hiểm y tế năm 2012, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân

dân trong tình hình mới, Nghị quyết 46-NĐ/TW ngày 23/02/2005..

3. Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

4. Bộ Y tế (2001), Quản lý dược bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,

tr.185-205.

5. Bộ Y tế (2001), Triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản

thuốc”, Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001.

6. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y tế, lần xuất bản thứ nhất.

7. Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn tổ chức, hoạt động của đơn vị thông tin thuốc

trong bệnh viện, Công văn số 10766/YT-ĐTr.

8. Bộ Y tế (2004), Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh

viện , Chỉ thị 05/2004/CT- BYT ngày 16/04/2004.

9. Bộ Y tế (2005), Về việc sử dụng thuốc dự trữ lưu thông, Quyết định

30/2005/QĐ-BYT ngày 17/10/2005.

10.Bộ Y tế (2007), Dịch tễ Dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 69 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)