Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 33)

Phương pháp tỷ trọng: là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu trong tổng số hoặc nhịp định gốc đánh giá sự phát triển. Phương pháp này được sử dụng với mục đích so sánh, theo dõi nhịp phát triển của chỉ tiêu, từ đó có thể nhận xét tốc độ phát triển, so sánh được giữa các nhóm chỉ tiêu ở cùng thời điểm hoặc cùng điều kiện đánh giá

- Tính toán, xử lý số liệu và biểu diễn biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Exel - Trình bày số liệu bằng phương pháp lập bảng, phương pháp mô hình hóa… 2.2.4. Cách lấy mẫu:

*Hồi cứu đơn thuốc ngoại trú:

Số đơn cần khảo sát: được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu một tỷ lệ trong quần thể [10], [33], [34], [38]. Áp dụng công thức

N = Z2(1-α/2) * P (1-P)/ d2

Trong đó: N: cỡ mẫu nghiên cứu (Số đơn ngoại trú cần lầy)

α:Mức độ tin cậy, chọn α=0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%

Z: độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1- α/2). Với α=0,05 tra bảng có Z=1,96

d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Chọn d= 0,05 P: Tỷ lệ nghiên cứu ước tính. Chọn P = 0,05 để lấy cỡ mẫu là lớn nhất Thay vào công thức tính được N=385. Như vậy, số lượng đơn ngoại trú cần lấy là 385 đơn. Chúng tôi lấy tròn 400 đơn.

Lấy mẫu trong hồi cứu đơn kê của bác sỹ: Đầu tiên lấy ngẫu nhiên trong khoảng 1-5. Cách 5 đơn lấy 1 đơn đến khi đủ số lượng.

Trong khảo sát chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sĩ:

- Theo dõi liên tiếp các trường hợp bán thuốc của dược sĩ tại phòng đảm bảo vật tư y tế số 2 đến khi đủ 200 trường hợp.

- Theo dõi liên tiếp các trường hợp cấp thuốc của dược sĩ tại quầy cấp phát Bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách đến khi đủ 200 trường hợp.

Để đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc: Phỏng

vấn liên tiếp bệnh nhân mua thuốc, bệnh nhân nhận thuốc cấp đến khi đủ 200 lượt bệnh nhân dịch vụ ở phòng đảm bảo Thuốc, VTYTTH số 1,2 và 200 lượt bệnh nhân bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách. Kết hợp, hỏi xem bệnh nhân có hài lòng với hướng dẫn sử dụng thuốc của Dược sỹ không.

2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

2.2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá đơn thuốc:

- Thực hiện qui chế kê đơn thuốc theo tên gốc tất cả các thuốc đơn thành phần trong đơn đều được kê tên gốc.

- Hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng trong ngày, thời điểm dùng đầy đủ nếu có hướng dẫn đúng các nội dung đó cho tất cả các khoản thuốc trong đơn. Chúng tôi lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information, nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Liều dùng một lần ( hoặc số lần dùng một ngày) trong đơn không phù hợp với khuyến cáo của các tài liệu thì phải có giải thích của bác sỹ ghi trong đơn, nếu không có giải thích thì đơn được coi là không có hướng dẫn liều dùng một lần (hoặc số lần dùng một ngày) đầy đủ.

- Thời điểm dùng phải được ghi cụ thể vào giờ nào trong ngày hoặc trước hay sau khi ăn, nếu hướng dẫn không cụ thể thì coi như không đạt yêu cầu.

2.2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn sử dụng thuốc của cán bộ y tế

Hướng dẫn hướng dẫn của dược sỹ trong khi cấp phát thuốc bao gồm: - Đường dùng

- Liều dùng một ngày - Thời điểm dùng - Tương tác (nếu có)

- Nhận biết và theo dõi các phản ứng bất lợi của thuốc - Bảo quản thuốc

Chúng tôi lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc thuốc

Chúng tôi đánh giá nhận thức của bệnh nhân theo các nội dung như: nội dung hướng dẫn của dược sĩ cấp phát thuốc. Bệnh nhân được coi là biết cách sử dụng đúng các thuốc đã mua hoặc được cấp phát nếu:

- Nội dung câu trả lời của bệnh nhân đối với các câu hỏi của người phỏng vấn phù hợp với các hướng dẫn ghi trên đơn thuốc hoặc hướng dẫn của dược sĩ trong cấp phát thuốc

- Nếu trên đơn và dược sỹ đều không hướng dẫn một nội dung nào thì bệnh nhân được coi là biết nội dung đó và câu trả lời của bệnh nhân đúng theo căn cứ Dược thư quốc gia Việt Nam, nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information, nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TƯQĐ 108

Đối chiếu với các tiêu chuẩn GSP của Cục Quản lý dược theo bộ câu hỏi ở phụ lục 6 thu được kết quả như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ các tiêu chí đạt theo check list GSP

Các tiêu chí Tổng tiêu chí Số tiêu chí đạt Tỷ lệ (%) Ghi chú

Tổ chức và nhân sự 9 5 55,56

Nhà kho và trang thiết bị 34 26 76,47

Vệ sinh và an toàn 13 6 46,15

Các quy trình bảo quản 46 36 78,26

Thuốc trả về 4 4 100

Gửi hàng 5 Không

gửi hàng

Hồ sơ, tài liệu 6 6 100

Tự kiểm tra 6 4 66,67

Tổng 123 87 70,73

Nhận xét: Với các khâu thuốc trả về, hồ sơ tài liệu khoa Dược bệnh viện đã

làm rất tốt ( đạt 100%). Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, các quy trình bảo quản kho cũng đã thực hiện tương đối tốt, đạt tương ứng là đạt 76,47%, 78,26%. Tiêu chí về tổ chức và nhân sự của khoa Dược chỉ đạt 55,56% do khoa Dược mặc dù đã xây dựng SOP định hướng theo GSP nhưng vẫn chưa có kế hoạch đào tạo, huấn luyện đầy đủ cho nhân viên.

3.1.1. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa Dược BV TƯ QĐ 108 Tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 bao gồm: Tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 bao gồm:  Chỉ huy khoa Dược:

+ Chủ nhiệm khoa Dược: là Tiến sĩ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về các hoạt động của khoa, tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, các hoạt động khác

+ Phó chủ nhiệm khoa Dược : là 2 thạc sĩ phụ trách chuyên môn  Các bộ phận của khoa Dược:

Ban Dược chính: 16 người, có 6 DSĐH: Ban Dược chính có nhiệm vụ tổng

hợp, báo cáo tình hình hoạt động của khoa theo định kỳ tháng, quý, năm. Thực hiện chế độ chuyên môn dược lâm sàng về duyệt thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc. Trên cơ sở phần mềm máy tính được sử dụng, tổ thống kê theo dõi toàn bộ số liệu trong kho Dược, hóa đơn nhập kho, phiếu lĩnh thuốc của khoa lâm sàng, đơn thuốc của bệnh nhân. Ban hành chính có chức năng tổng hợp, vừa tiến hành các hoạt động trực tiếp như duyệt cấp, thống kê, theo dõi, kiểm tra và báo cáo đồng thời còn phải duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận liên

quan trong quá trình hoạt động của khoa Dược.

Hình 3.1. Quy trình cung ứng thuốc của Bệnh viện

Nhận xét: Như vậy, tất cả các khâu trong chu trình cung ứng thuốc của khoa Dược

đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của Ban Dược chính.  Ban Pha chế: Gồm 14 người, có 2DSĐH

Nhà cung cấp ( Qua đấu thầu)

Kho 708 Cục Quân Y

Kho Dược

Tiếp nhận, cấp phát và bảo quản Thuốc, hóa chất, bông

băng gạc và VTYTTH Bệnh nhân đến khám và chữa bệnh Các khoa LS (điều trị nội trú) Các khoa CLS (làm xét nghiệm) Tự pha chế sx Nguyên liệu SX Thành phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban pha chế có nhiệm vụ pha chế, sản xuất thuốc nước và pha chế một số dịch truyền.

 Ban Cấp phát: gồm 14 người, có 3DSĐH

Ban cấp phát được chia thành 3 bộ phận: cấp phát nội, ngoại trú, cấp phát thuốc A11 và kho chính.

Nhiệm vụ chính của ban cấp phát:

- Giao nhận thuốc, hóa chất, một phần vật tư y tế tiêu hao theo đúng quy định đối với từng loại hàng.

- Bảo quản tốt, đúng điều kiện trên nhãn mác và yêu cầu về quy chế Dược, đặc biệt với thuốc độc, nghiện.

- Phối hợp với ban Dược chính trong việc lập dự trù và lên kế hoạch đảm bảo cung ứng kịp thời.

- Thực hiện nghiệp vụ kho

 Phòng đảm bảo thuốc, VTYT tiêu hao: Gồm 17 người, có 3 DSĐH Chức năng, nhiệm vụ như ban Cấp phát.

Đối tượng phục vụ là bệnh nhân thu một phần viện phí.

Bảng 3.2. Biên chế tổ chức khoa dược BV TƯ QĐ 108

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ

1 Tiến sĩ 1 1,56%

2 Thạc sĩ 4 6,25%

3 Dược sĩ đại học 12 18,75%

4 Dược sĩ trung học 44 68,75%

5 Cử nhân tài chính kế toán, CNKT 03 4,69%

Hình 3.2. Biểu đồ biên chế tổ chức khoa Dược BV TƯQĐ 108 năm 2012 Nhận xét: Như vậy, Dược sĩ trung học chiếm số lượng lớn (68,75%) trong

cơ cấu nhân lực của khoa Dược. Tỷ lệ DSĐH/DSTH là 1/2,6.

Bệnh viện có 543 bác sỹ gồm: 24 Giáo sư và Phó Giáo sư, 107 Tiến sỹ, 92 Thạc sỹ, 57 Bác sỹ Chuyên khoa II, 35 Bác sỹ Chuyên khoa I, 228 Bác sỹ. Như vậy tỉ lệ DSĐH/BS là 1/31,9.

Theo quyết định số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ban hành ngày 05/6/2007 về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì số lượng DSĐH/DSTH là 1/2 : 1/2,5, tỷ lệ DSĐH/BS là 1/8-1/15 [12]. Trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Bệnh viện TƯQĐ 108 là 1/2,6 và 1/31,9. Như vậy bệnh viện TƯQĐ 108 vẫn còn thiếu DSĐH, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của khoa, đặc biệt là công tác dược lâm sàng và kiểm nghiệm.

3.1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo quản của hệ thống kho.

- Nhà kho: chắc chắn, kiên cố nằm trong khuôn viên bệnh viện. Nhà kho được bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và cấp phát theo yêu cầu của thực hành tốt phân phối thuốc.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, hóa chất của các kho: các kho có đầy đủ giá, kệ, tủ đúng quy định. Các kho được trang bị đầy đủ điều hòa, nhiệt kế, tủ lạnh, thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ và được kiểm tra định kỳ.

1% 6% 19%

69% 5%

Khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108

Tiến sĩ Thạc sĩ DSĐH DSTH

Bảng 3.3. Số lượng trang thiết bị bảo quản thuốc

TT Trang thiết bị Kho thuốc viên Kho thuốc ống Quầy cấp phát BĐ, BH, CS Phòng ĐB Thuốc, VTYTsố 1 Phòng ĐB Thuốc, VTYT số 2 1 Điều hòa 2 2 2 3 2 2 Tủ lạnh 0 0 2 1 1 3 Nhiệt-Ẩm kế 1 1 1 1 1 4 Quạt trần 0 0 4 4 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Quạt thông gió 3 2 3 3 2

6 Bình chữa cháy 1 1 3 1 1

7 Máy hút ẩm 0 0 0 0 0

8 Giá kệ, tủ 24 20 20 30 22

Nhận xét: Kho Dược được xây dựng chắc chắn và khép kín, với đầy đủ các trang thiết bị bảo quản đúng theo quy chế chuyên môn, điều kiện của kho thuốc đã đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nên hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng thuốc do thời tiết nóng ẩm, chuột bọ, mất mát và phòng tránh các nguy cơ xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên, tại thời điểm quan sát hầu hết quạt thông gió đều không hoạt động. Các kho dự trữ thuốc viên, thuốc ống, Đông Dược được thường xuyên cập nhật nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên lại không có máy hút ẩm để đảm bảo độ ẩm trong kho. Để điều chỉnh độ ẩm trong kho, các bảo quản viên có thể chỉnh máy điều hòa.

Nhiệt độ, độ ẩm trong kho được theo dõi vào 2 thời điểm trong ngày là 7h30- 8h và 13h30-14h. Bất kỳ bảo quản viên nào vào kho có nhiệm vụ phải cập nhật nhiệt độ, độ ẩm vào số theo dõi.

Các kho lưu trữ tuân thủ đầy đủ các quy trình bảo quản và được theo dõi đầy đủ về nhiệt độ, độ ẩm thông qua ghi chép của bảo quản viên khi vào kho. Tuy nhiên, việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Mỗi bảo quản viên sẽ quản lý một số đầu thuốc nhất định theo ABC. Vì vậy, các bảo quản viên có thể theo dõi thuốc trong quá trình bảo quản, tránh tình trạng hư hại, mất

mát, và có thể lên dự trù thuốc kịp thời đảm bảo cung ứng thuốc đẩy đủ phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh viện. Nhìn chung kho đã trang bị đầy đủ, ứng dụng tin học trong quản lý.

Ngoài ra, diện tích các kho không lớn nên việc xây dựng, bố trí các khu vực riêng biệt cho mục đích tiếp nhận, biệt trữ thuốc còn nhiều hạn chế.

3.1.3. Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho

3.1.3.1. Quy trình nhập hàng

Quy trình nhập thuốc của bệnh viện được trình bày trong hình 3.3.

Dự trù

Đặt hàng

Tiếp nhận hàng Thuốc: phiếu báo lô, Tiếp liệu phiếu kiểm nghiệm Bảo quản viên hóa đơn

.

Thanh toán

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình nhập thuốc của Bệnh viện TƯQĐ 108.

Lập dự trù mua thuốc, VTYTTH: Dự trù mua thuốc, VTYT gồm: định kỳ

(hàng tuần, hàng tháng), đột xuất.

 Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: Lập dự trù thuốc cho Ban cấp phát

Bảo quản viên Thống kê viên

Bộ phận tiếp liệu Nhà phân phối Chỉ huy khoa Hóa đơn Kế toán Phòng tài chính BV

năm sau vào tháng 12 hàng năm để gửi Cục Quân y xét duyệt. Có thể dự trù bổ sung trong năm.

 Bảo quản viên của ban cấp phát được phân công quản lý thuốc, thống kê viên căn cứ dựa vào lượng xuất, nhập, tồn trong kỳ mô hình bệnh tật của bệnh viện, danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc của bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân BHYT và bệnh nhân thu một phần viện phí để lên danh mục dự trù các thuốc cần thiết cho bộ phận tiếp liệu để bổ sung trong tuần kế tiếp.

Thuốc mua vào phải có đủ các điều kiện sau:

 Thuốc phải được Bộ Y tế cho phép lưu hành: Có đủ số đăng ký, thuốc nhập khẩu có dán tem nhà nhập khẩu.

 Thuốc có trong danh mục thuốc của Bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân thu một phần viện phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thuốc phải có bao bì nguyên vẹn, sạch sẽ, nguyên niêm phong, chất lượng thuốc đảm bảo, có hạn dùng dài trên 12 tháng, trừ một số loại thuốc đặc biệt có hạn sử dụng ngắn.

 Nhà cung ứng thuốc đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với bệnh viện.  Giá nhập không được cao hơn giá trúng thầu cung ứng thuốc cho bệnh viện.

 Lập danh mục các nhà cung ứng cùng với các sản phẩm.

Bộ phận tiếp liệu sẽ căn cứ vào kết quả đấu thầu đã được phê duyệt lập danh mục dự trù thuốc bao gồm các thuốc, số lượng tồn, tên công ty phân phối của từng mặt hàng sau đó báo cáo chỉ huy khoa xét duyệt.

Sau khi chỉ huy khoa phê duyệt danh mục dự trù thuốc, bộ phận tiếp liệu sẽ đặt hàng đến nhà cung cấp. Trên cơ sở đơn đặt hàng của bệnh viện, nhà phân phối sẽ giao hàng tại ban cấp phát của khoa Dược kèm theo đầy đủ giấy tờ như quy định.

Bảo quản viên và nhân viên trong bộ phận tiếp liệu trực tiếp nhận hàng từ nhà phân phối. Hàng hóa sẽ được kiểm tra, đối chiếu về số lượng, số lô, hạn dùng,..trước khi nhập kho. Hóa đơn kèm theo lô hàng được chuyển đến để bộ phận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 33)