VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ, BẢO QUẢN THUỐC CỦA

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 67 - 69)

4.1. VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ, BẢO QUẢN THUỐC CỦA KHOA DƯỢC KHOA DƯỢC

Khoa Dược BV TƯQĐ 108 đã xây dựng một hệ thống kho với cơ sở vật chất và quy trình nghiệp vụ kho tương đối đầy đủ và hợp lý, đáp ứng được yêu cầu bảo quản và dự trữ thuốc, hóa chất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Chúng tôi căn cứ vào các tiêu chuẩn GSP để đánh giá

Với các khâu thuốc trả về, hồ sơ tài liệu khoa Dược bệnh viện đã làm rất tốt (đạt 100%). Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, các quy trình bảo quản kho cũng đã thực hiện tương đối tốt, đạt tương ứng là đạt 76,47%, 78,26%. Tiêu chí về tổ chức và nhân sự của khoa Dược chỉ đạt 55,56%, khoa Dược mặc dù đã xây dựng SOP định hướng theo GSP nhưng vẫn chưa có kế hoạch đào tạo, huấn luyện đầy đủ cho nhân viên.

Nhân lực trong kho được bố trí hợp lý, phân công công việc rõ ràng, bảo

quản viên quản lý theo dõi tốt lượng thuốc xuất nhập tồn, có kế hoạch kịp thời đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất phục vụ nhu cầu điều trị. Tuy nhiên, cơ cấu nhân lực trong khoa: dược sĩ trung học chiếm số lượng lớn 68,75% trong khi Dược sĩ đại học chỉ có 18,75%. Theo quy định định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì số lượng DSĐH/DSTH phải từ 1/2 : 1/2,5 [12]. Mặc dù thiếu DSĐH, nhưng tỷ lệ DSĐH/DSTH của khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 là 1/ 2,6 vẫn cao hơn tỷ lệ này ở khoa Dược Bệnh viện Hữu Nghị là 1/ 2,8 [27]. Đây cũng là tình trạng chung của khoa Dược các bệnh viện hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là đảm bảo công tác dược lâm sàng. Ngoài ra, kho chưa chuẩn hóa thực hiện GSP nên nhân viên chưa được đào tạo tập huấn nghiệp vụ định kỳ.

Cơ sở vật chất: Bệnh viện có các kho và phòng đảm bảo thuốc, hóa chất,

VTYT bao gồm : khoa hóa chất, kho thuốc tiêm truyền, kho thuốc viên, quầy cấp phát lẻ cho bệnh nhân thuộc đối tượng Bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách và phòng đảm

bảo thuốc, VTYTTH số 1, số 2 phục vụ bệnh nhân dịch vụ. Các kho được quản lý chung bởi ban cấp phát, phụ trách ban cấp phát là DSĐH. Trong kho có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản, kiểm soát điều kiện bảo quản 15-25ºC và độ ẩm 70% đối với các thuốc bảo quản ở điều kiện thường và có hệ thống tủ lạnh duy trì nhiệt độ 2-8ºC đối với các thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên các trang thiết bị này chưa được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nên không đảm bảo độ ổn định của điều kiện bảo quản. Các kho cũng không được trang bị máy hút ẩm nên trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của nước ta hiện nay, rất khó đảm bảo độ ẩm thích hợp cho kho. Tại thời điểm chúng tôi quan sát, chỉ có kho thuốc viên và kho thuốc ống được theo dõi nhiệt độ, độ ẩm vào 2 thời điểm trong ngày 7h30-8h và 13h30-14h nhưng số theo dõi cũng không cập nhật đầy đủ. Các quầy cấp phát lẻ cho cả đối tượng dịch vụ và Bảo hiểm đều không được theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày.

Ngoài ra, diện tích kho chưa đủ rộng để khép kín khu vực bảo quản thuốc, tách rời khu vực cấp phát và khu vực tiếp nhận. Trong nhiều trường hợp, khi thuốc nhập với số lượng lớn thì vẫn phải tạm thời để trên sàn. Tuy nhiên, nhờ thuốc luân chuyển nhanh nên tình trạng này cũng nhanh chóng được khắc phục.

Kho được trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ, được kiểm tra định kỳ đảm bảo tính an toàn của kho khi có hỏa hoạn. Kho chưa xây dựng quy trình thao tác chuẩn trong bảo quản và tồn trữ thuốc. Đây là phương tiện giúp hạn chế xảy ra sai sót và nâng cao tính trách nhiệm của nhân viên, cũng là điều kiện tiên quyết trong quy định của GSP.

Hồ sơ tài liệu và các quy trình quản lý nghiệp vụ kho:

Năm 2012, giá trị thuốc dự trữ của bệnh viện có thể đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của bệnh viện trong vòng 2,6 tháng. Kết quả này cũng tương đương với lượng thuốc tồn kho tại Khoa Dược Bệnh viện K [29], cao hơn so với Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (1 tháng) [25], [26]. Cơ số tiền dự trữ tồn kho của bệnh viện hoàn toàn hợp lý. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, số lượng thuốc dự trữ trong kho phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng của bệnh viện từ 2-3 tháng [4].

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ số tồn kho của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn vì đây là nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất, với số lượng biệt dược lớn nhất trong các nhóm (150 biệt dược). Kết quả cho thấy nhóm điều trị sốt rét lượng dữ trữ đủ dùng cho 18 tháng, Aminoglycosid đủ dùng cho 14 tháng, trong khi nhóm lincosamid thì không dự trữ, nhóm các thuốc khác (colimycin 1.000.000UI, Rifampicin 300mg, Vancomycin 1g) cũng không có kế hoạch dự trữ. Điều này có thể giải thích do nhóm thuốc điều trị sốt rét cần thiết phải dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khi có chỉ định điều trị. Số lượng thuốc tồn kho có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Đối với nhóm thuốc sẵn có như nhóm beta-lactam, việc dự trù lượng dùng trong hơn 4 tháng với số tiền lên đến hàng tỉ đồng gây lãng phí và tốn kém chi phí bảo quản.

Vấn đề tồn trữ, bảo quản thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị tại các khoa lâm sàng. Vì vậy, có thể nói hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc, hóa chất, VTYTTH là hoạt động luôn được chú trọng tại khoa Dược.

Thuốc trả về: Nhờ làm tốt công tác tồn trữ, bảo quản thuốc nên tỉ lệ thuốc

phải hủy do hết hạn cũng như do nguyên nhân hỏng vỡ rất ít. Năm 2012, khoa Dược phải hủy 12 khoản thuốc với tổng giá trị 7.832.134VNĐ, chiếm 0,02% giá trị thuốc tồn kho, trong đó 91,67% khoản thuốc hủy do hết hạn, chỉ có 1/12 khoản thuốc bị hủy do hỏng (Amigol 8,5% bị vàng).

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 67 - 69)