Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 53 - 56)

Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú được khái quát ở hình 3.8

Khám bệnh Khám bệnh

Đơn thuốc Cấp phát Đơn thuốc Cấp phát

Vào phiếu theo dõi

Hình 3.8. Qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện TƯQĐ 108

Bệnh nhân điều trị ngoại trú được chia làm ba đối tượng là: bệnh nhân là bộ đội (đối tượng quân), bệnh nhân được chi trả bởi bảo hiểm y tế (đối tượng BHYT) và bệnh nhân dịch vụ (tự chi trả).

Với các đối tượng bệnh nhân Bộ đội, Chính sách, bệnh viện cấp phát thuốc miễn phí và cùng chi trả với đối tượng bệnh nhân BHYT. Đối với các đối tượng

Thống kê Bác sĩ khoa khám bệnh

Điều dưỡng

Bệnh nhân dịch vụ Bệnh nhân bộ đội,

chính sách, BHYT

Phòng đảm bảo thuốc, VTYTTH

này, bác sỹ khám bệnh kê đơn thuốc ngoại trú trong máy, y tá sẽ in đơn thuốc thành hai liên và đưa cho bệnh nhân sau khi có chữ ký xác nhận của bác sỹ. Bệnh nhân đem hai liên của đơn thuốc đến quầy cấp phát thuốc lĩnh thuốc theo đơn, một đơn thuốc sẽ được lưu lại khoa dược để thống kê, một đơn bệnh nhân giữ có thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn. Phần mềm máy tính kết nối giữa khoa Dược và khoa khám bệnh giúp cho bác sĩ kiểm tra các thông tin thuốc như: tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng tồn kho, giá thành ngay trên máy tính. Vì vậy mà việc kê đơn sẽ được thực hiện chính xác, rõ ràng, tránh được các lỗi khi kê đơn bằng tay, đồng thời cũng giúp dược sĩ quản lý số lượng tồn kho để kịp thời đảm bảo lên kế hoạch cung ứng thuốc.

Với bệnh nhân dịch vụ, quy trình cấp phát thuốc cũng tương tự như trên, tuy nhiên bệnh nhân phải chi trả tiền thuốc tại phòng tài chính kế toán và nhận thuốc ở Phòng đảm bảo thuốc, vật tư y tế tiêu hao của bệnh viện. Bệnh nhân được khuyến khích mua thuốc tại Phòng đảm bảo thuốc, vật tư y tế tiêu hao của bệnh viện nhằm đảm bảo việc mua đúng thuốc và đảm bảo chất lượng thuốc, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Bệnh viện có phòng duyệt cấp và tư vấn sử dụng thuốc để tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên do bàn tư vấn sử dụng thuốc ở phía trong, không được đặt tại quầy cấp phát nên bệnh nhân hầu như không biết hoặc rất ít trường hợp nhờ tư vấn. Vì vậy, phòng chủ yếu vẫn chỉ duyệt cấp và tư vấn sử dụng thuốc cho một vài trường hợp điều trị nội trú khi các khoa phòng có yêu cầu.

Một số chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú

Bảng 3.8. Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại quầy cấp phát Bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách

STT Ký hiệu Công thức Chỉ số Số lượng

1 A Tổng số đơn thuốc được cấp phát `4982

2 B Số ngày cấp phát 10

3 C C=A/B Số đơn thuốc cấp phát TB/ ngày 498,2

4 D Tổng số khoản thuốc trong đơn 2238

5 E E=D/C Số khoản thuốc trung bình/1 đơn 4,49

6 F Số nhân viên cấp phát 4

7 G G=C/F Số bệnh nhân /1 nhân viên cấp phát 124,5

Nhận xét: Ở quầy cấp phát cho đối tượng BH, BĐ, CS thường có 4 nhân

viên làm nhiệm vụ cấp phát, khi cần có thể điều động thêm các bảo quản viên phụ trách kho. Trung bình 1 ngày 1 nhân viên cấp phát phục vụ cho 124 bệnh nhân, cấp phát gần 560 khoản thuốc. Với khối lượng công việc lớn như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng HDSD thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ban cấp phát gồm 14 người nên khi đông bệnh nhân có thể điều động nhân viên ở các vị trí khác vào hỗ trợ cấp phát cho bệnh nhân.

Số khoản thuốc trung bình trong một đơn là 4, 49 thuốc/đơn. Chỉ số này là cao so với khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc tối ưu nên có từ 1-2 thuốc. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc sẽ gây ra nhiều tương tác bất lợi: tương tác dược động học, tương tác dược lực học không thể thấy ngay được. Các thuốc sử dụng đồng thời có thể làm giảm tác dụng của nhau, hoặc làm tăng độc tính đối với cơ thể, có hại cho sức khỏe bệnh nhân. Mặt khác, kê quá nhiều thuốc trong đơn sẽ gây lãng phí không đáng có trong chi phí y tế.

Khảo sát một số chỉ số trong cấp phát ngoại trú theo Phụ lục 1, kết quả được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Một số chỉ số trong cấp phát ngoại trú

TT Chỉ số Số lượng

1 Số lượt cấp phát thuốc ngoại trú được quan sát 100

2 Tổng thời gian cấp phát thuốc ngoại trú được quan sát 90 phút

3 Thời gian cấp phát thuốc TB/1 bệnh nhân 0,9 phút

4 Thời gian trung bình bệnh nhân chờ đến lượt 15,1 phút

5 Tỷ lệ thuốc được phát thực tế 100%

6 Tổng số khoản thuốc 450

7 Số thuốc được dán nhãn đầy đủ 0

Thời gian bệnh nhân chờ đến lượt cấp phát thuốc khá lâu, trung bình 15,1 phút nhưng thời gian cấp phát trung bình chỉ có 0,9 phút/ 1 bệnh nhân. Trong đó, thời gian cấp phát thuốc cho một bệnh nhân lâu nhất mà chúng tôi quan sát được là 2 phút, nhanh nhất là 30 giây. Như vậy tổng thời gian để bệnh nhân nhận được thuốc trung bình là 16 phút trong đó chủ yếu là thời gian chờ đợi, còn thời gian để Dược sỹ cấp phát hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về cách sử dụng của các thuốc trong đơn là rất ít.

tương đối ngắn. Hầu hết các trường hợp, nhân viên cấp phát chỉ dặn bệnh nhân uống thuốc theo đơn, chỉ tư vấn khi bệnh nhân hỏi.. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Tỷ lệ thuốc được cấp phát so với đơn thuốc là 100%, điều này có thể thấy khoa Dược đã làm rất tốt vai trò cung ứng thuốc đặc biệt là các khâu dự trữ thuốc, quản lý lượng tồn kho và đặt hàng kịp thời phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh nhân, không để xảy ra tình trạng hết hàng.

Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 0% do 100% số thuốc được cấp phát không có tên bệnh nhân theo quy định cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)