VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN VÀ KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TƯQĐ 108

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 29)

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện TƯQĐ 108

Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, viện nghiên cứu khoa học Y-Dược Lâm sàng, Cơ sở đào tạo sau đại học ở bậc học tiến sỹ y học, Thành viên y tế chuyên sâu của Hà Nội và cả nước, là Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, chịu sự quản lý về chuyên môn của Cục Quân y, được thành lập ngày 1/4/1951 với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ thu dung và điều trị cho bộ đội thương bệnh binh của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bệnh viện được biên chế 1260 giường bệnh, đối tượng phục vụ là Bộ đội, các đối tượng Bảo hiểm y tế, tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân, ngoài ra bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng như của bạn Lào, Campuchia.

Biên chế tổ chức bệnh viện có 21 khoa nội, 15 khoa ngoại và chuyên khoa, 17 khoa Cận lâm sàng, 2 trung tâm và một số phòng ban trực thuộc Ban Giám đốc, 7 bộ môn đào tạo tiến sỹ y học, 11 phòng ban cơ quan với đội ngũ Bác sỹ, Dược sỹ, Kỹ sư có trình độ cao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện ngày càng được đầu tư nâng cấp hiện đại. Năm 2007, Bệnh viện đã đưa vào hoạt động trung tâm kỹ thuật cao, labo sinh học phân tử, toà nhà phục vụ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước A11, trung tâm Cyberknife, nhiều trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả.

1.2.2. Chức năng, nhân lực khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108

1.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108

Khoa dược có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của Bệnh viện.

- Pha chế thuốc theo danh mục sử dụng trong Bệnh viện. - Duy trì các qui chế dược tại Bệnh viện

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia thông tin, tư vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong toàn Bệnh viện.

- Bảo quản thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao…Dự trữ các cơ số thuốc đề phòng thiên tai, thảm họa và chiến tranh.

- Quản lý kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất tại các khoa trong Bệnh viện. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và là cơ sở thực hành của các trường Đại học y dược, các trường trung học y tế.

- Huấn luyện và giúp đỡ các tuyến khi có nhu cầu

1.2.2.2. Biên chế tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108

Hoạt động của khoa Dược bệnh viện để đảm bảo cung cấp thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Mô hình khoa Dược được bệnh viện tổ chức theo cấu trúc trực tuyến- chức năng như hình 1.2.

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108

Khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 là đơn vị trực thuộc Ban giám đốc và được chia thành 4 ban: Hành chính, cấp phát, pha chế, phòng đảm bảo thuốc mỗi ban lại chia nhỏ thành các bộ phận đảm nhiệm các phần việc riêng của khoa.

1.2.2.3. Cơ sở vật chất khoa Dược- Bệnh viện TƯQĐ 108.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và quản lý khoa, Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 KHOA DƯỢC DƯỢC CHÍNH PHÒNG ĐẢM BẢO THUỐC PHA CHẾ CẤP PHÁT Kiểm nghiệm Thống kê Dược lâm sàng Kho chính Cấp phát NT Cấp phát NgT Dịch truyền Thuốc nước Dịch vụ y tế

trong những năm gần đây được đầu tư nâng cấp nhiều về cơ sở vật chất. Phục vụ công tác thống kê khoa Dược sử dụng hệ thống máy tính gồm 10 máy được trang bị phần mềm quản lý dược do Viện Công nghệ thông tin- Bộ Quốc phòng viết.

Bộ phận pha chế dịch truyền thuốc nước tại bệnh viện đã được cải tạo nâng cấp theo dây truyền một chiều, hệ thống buồng pha, nồi hấp, các trang thiết bị phục vụ pha chế được trang bị đồng bộ. Bệnh viện là cơ sở y tế đầu tiên trong toàn quốc có hệ thống Solater pha chế thuốc, hóa chất ung thư tập trung.

Tuy nhiên, Khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 vẫn còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất như pha chế tại bệnh viện vẫn mang tính chất thủ công chưa có dây truyền hiện đại, hệ thống kho chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn, còn thiếu các trang bị bảo quản như tủ âm để bảo quản các loại hóa chất phải bảo quản ở điều kiện đặc biệt…

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Các đề tài trước chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá hoạt động cấp phát, tồn trữ, và hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện. Như đề tài: “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2007” của Nguyễn Trung Hà. Chưa có đề tài nào thực hiện khảo sát, đánh giá đầy đủ công tác tồn trữ, cấp phát, và hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện, cụ thể là tại viện TƯQĐ 108.

Hướng nghiên cứu mới của đề tài là có thể đánh giá thực trạng quản lý tồn trữ thuốc theo các tiêu chí trong danh mục kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc của Cục Quản lý dược đồng thời nghiên cứu khâu quản lý lượng tồn kho của bệnh viện theo hướng quản lý lượng tồn kho theo WHO Ngoài ra đề tài còn đánh giá hiệu quả trong công tác cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú của khoa dược và vai trò hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ lâm sàng.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa Dược bệnh viện TƯQĐ 108.

Cụ thể: + Báo cáo nhập, xuất tồn kho thuốc năm 2012 + Đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân

+ Số liệu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp BN và DSLS - Địa điểm nghiên cứu: + Bộ môn Quản lý và kinh tế dược

+ Khoa Dược bệnh viện TƯQĐ 108 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp mô tả hồi cứu

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu với các số liệu báo cáo tổng kết năm của Bệnh viện. Thu thập số liệu và tài liệu tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012 có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu:

- Hồi cứu các hồ sơ, các biên bản liên quan đến bảo quản, tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Đánh giá thực trạng hoạt động tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại bệnh viện.

- Tính cơ cấu các loại mặt hàng tồn kho, tính lượng tồn kho và căn cứ dự trù số lượng thuốc.

- Căn cứ số liệu thực tế xuất nhập tồn của một số thuốc trong năm 2012, kết hợp phỏng vấn nhân viên kho để mô tả phương pháp tính lượng đặt hàng, các chỉ số cần thiết tính lượng dự trù cho mỗi loại mặt hàng.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các dược sỹ lâm sàng về các nội dung sau: + Tài liệu sử dụng để tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân (tên tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản), phần mềm truy cập thông tin thuốc…

+ Lịch tập huấn về thông tin thuốc: thời gian, địa điểm, kinh phí ,… + Lý do sử dụng tài liệu

- Phỏng vấn bệnh nhân về mức độ hiểu thông tin do DSLS tư vấn theo mẫu phụ lục 4.

- Quan sát trực tiếp hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện.

- Quan sát và phỏng vấn trực tiếp nhân viên kho dược về thực trạng hoạt động tồn trữ thuốc theo các mục: tổ chức nhân sự, nhà kho và trang thiết bị, các quy trình bảo quản, thuốc trả về, gửi hàng, hồ sơ tài liệu, tự kiểm tra.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Phương pháp tỷ trọng: là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu trong tổng số hoặc nhịp định gốc đánh giá sự phát triển. Phương pháp này được sử dụng với mục đích so sánh, theo dõi nhịp phát triển của chỉ tiêu, từ đó có thể nhận xét tốc độ phát triển, so sánh được giữa các nhóm chỉ tiêu ở cùng thời điểm hoặc cùng điều kiện đánh giá

- Tính toán, xử lý số liệu và biểu diễn biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Exel - Trình bày số liệu bằng phương pháp lập bảng, phương pháp mô hình hóa… 2.2.4. Cách lấy mẫu:

*Hồi cứu đơn thuốc ngoại trú:

Số đơn cần khảo sát: được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu một tỷ lệ trong quần thể [10], [33], [34], [38]. Áp dụng công thức

N = Z2(1-α/2) * P (1-P)/ d2

Trong đó: N: cỡ mẫu nghiên cứu (Số đơn ngoại trú cần lầy)

α:Mức độ tin cậy, chọn α=0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%

Z: độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1- α/2). Với α=0,05 tra bảng có Z=1,96

d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Chọn d= 0,05 P: Tỷ lệ nghiên cứu ước tính. Chọn P = 0,05 để lấy cỡ mẫu là lớn nhất Thay vào công thức tính được N=385. Như vậy, số lượng đơn ngoại trú cần lấy là 385 đơn. Chúng tôi lấy tròn 400 đơn.

Lấy mẫu trong hồi cứu đơn kê của bác sỹ: Đầu tiên lấy ngẫu nhiên trong khoảng 1-5. Cách 5 đơn lấy 1 đơn đến khi đủ số lượng.

Trong khảo sát chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sĩ:

- Theo dõi liên tiếp các trường hợp bán thuốc của dược sĩ tại phòng đảm bảo vật tư y tế số 2 đến khi đủ 200 trường hợp.

- Theo dõi liên tiếp các trường hợp cấp thuốc của dược sĩ tại quầy cấp phát Bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách đến khi đủ 200 trường hợp.

Để đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc: Phỏng

vấn liên tiếp bệnh nhân mua thuốc, bệnh nhân nhận thuốc cấp đến khi đủ 200 lượt bệnh nhân dịch vụ ở phòng đảm bảo Thuốc, VTYTTH số 1,2 và 200 lượt bệnh nhân bảo hiểm, Bộ đội, Chính sách. Kết hợp, hỏi xem bệnh nhân có hài lòng với hướng dẫn sử dụng thuốc của Dược sỹ không.

2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

2.2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá đơn thuốc:

- Thực hiện qui chế kê đơn thuốc theo tên gốc tất cả các thuốc đơn thành phần trong đơn đều được kê tên gốc.

- Hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng trong ngày, thời điểm dùng đầy đủ nếu có hướng dẫn đúng các nội dung đó cho tất cả các khoản thuốc trong đơn. Chúng tôi lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information, nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Liều dùng một lần ( hoặc số lần dùng một ngày) trong đơn không phù hợp với khuyến cáo của các tài liệu thì phải có giải thích của bác sỹ ghi trong đơn, nếu không có giải thích thì đơn được coi là không có hướng dẫn liều dùng một lần (hoặc số lần dùng một ngày) đầy đủ.

- Thời điểm dùng phải được ghi cụ thể vào giờ nào trong ngày hoặc trước hay sau khi ăn, nếu hướng dẫn không cụ thể thì coi như không đạt yêu cầu.

2.2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn sử dụng thuốc của cán bộ y tế

Hướng dẫn hướng dẫn của dược sỹ trong khi cấp phát thuốc bao gồm: - Đường dùng

- Liều dùng một ngày - Thời điểm dùng - Tương tác (nếu có)

- Nhận biết và theo dõi các phản ứng bất lợi của thuốc - Bảo quản thuốc

Chúng tôi lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc thuốc

Chúng tôi đánh giá nhận thức của bệnh nhân theo các nội dung như: nội dung hướng dẫn của dược sĩ cấp phát thuốc. Bệnh nhân được coi là biết cách sử dụng đúng các thuốc đã mua hoặc được cấp phát nếu:

- Nội dung câu trả lời của bệnh nhân đối với các câu hỏi của người phỏng vấn phù hợp với các hướng dẫn ghi trên đơn thuốc hoặc hướng dẫn của dược sĩ trong cấp phát thuốc

- Nếu trên đơn và dược sỹ đều không hướng dẫn một nội dung nào thì bệnh nhân được coi là biết nội dung đó và câu trả lời của bệnh nhân đúng theo căn cứ Dược thư quốc gia Việt Nam, nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo AHFS-Drug Information, nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TƯQĐ 108

Đối chiếu với các tiêu chuẩn GSP của Cục Quản lý dược theo bộ câu hỏi ở phụ lục 6 thu được kết quả như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ các tiêu chí đạt theo check list GSP

Các tiêu chí Tổng tiêu chí Số tiêu chí đạt Tỷ lệ (%) Ghi chú

Tổ chức và nhân sự 9 5 55,56

Nhà kho và trang thiết bị 34 26 76,47

Vệ sinh và an toàn 13 6 46,15

Các quy trình bảo quản 46 36 78,26

Thuốc trả về 4 4 100

Gửi hàng 5 Không

gửi hàng

Hồ sơ, tài liệu 6 6 100

Tự kiểm tra 6 4 66,67

Tổng 123 87 70,73

Nhận xét: Với các khâu thuốc trả về, hồ sơ tài liệu khoa Dược bệnh viện đã

làm rất tốt ( đạt 100%). Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, các quy trình bảo quản kho cũng đã thực hiện tương đối tốt, đạt tương ứng là đạt 76,47%, 78,26%. Tiêu chí về tổ chức và nhân sự của khoa Dược chỉ đạt 55,56% do khoa Dược mặc dù đã xây dựng SOP định hướng theo GSP nhưng vẫn chưa có kế hoạch đào tạo, huấn luyện đầy đủ cho nhân viên.

3.1.1. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa Dược BV TƯ QĐ 108 Tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 bao gồm: Tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 bao gồm:  Chỉ huy khoa Dược:

+ Chủ nhiệm khoa Dược: là Tiến sĩ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về các hoạt động của khoa, tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, các hoạt động khác

+ Phó chủ nhiệm khoa Dược : là 2 thạc sĩ phụ trách chuyên môn  Các bộ phận của khoa Dược:

Ban Dược chính: 16 người, có 6 DSĐH: Ban Dược chính có nhiệm vụ tổng

hợp, báo cáo tình hình hoạt động của khoa theo định kỳ tháng, quý, năm. Thực hiện chế độ chuyên môn dược lâm sàng về duyệt thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc. Trên cơ sở phần mềm máy tính được sử dụng, tổ thống kê theo dõi toàn bộ số liệu trong kho Dược, hóa đơn nhập kho, phiếu lĩnh thuốc của khoa lâm sàng, đơn thuốc của bệnh nhân. Ban hành chính có chức năng tổng hợp, vừa tiến hành các hoạt động trực tiếp như duyệt cấp, thống kê, theo dõi, kiểm tra và báo cáo đồng thời còn phải duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận liên

quan trong quá trình hoạt động của khoa Dược.

Hình 3.1. Quy trình cung ứng thuốc của Bệnh viện

Nhận xét: Như vậy, tất cả các khâu trong chu trình cung ứng thuốc của khoa Dược

đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của Ban Dược chính.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện 108 năm 2012 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)