Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 104 - 107)

a. Xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp được tạo thành từ tổng thể các triết lý quản lý, mục tiêu sản xuất kinh doanh, các chính sách quản lý nhân sự, bầu không khí tâm lý của

tập thể lao động, lề lối làm việc và các mối quan hệ nhân sự giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các đồng nghiệp.

- Thực tiễn cho thấy, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân trong công việc, nó chỉ cho mỗi người thấy bằng cách nào để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Muốn các thành viên trong tổ chức hết lòng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì doanh nghiệp cần thiết lập được một văn hóa mạnh. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải làm rõ một số khía cạnh: Nhiệm vụ chính là gì? Mục tiêu cần đạt được và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? …Với việc làm rõ các vấn đề trên người lao động thấy rõ trách nhiệm cần phải góp sức vào việc đạt được các mục tiêu đó.

- Hơn nữa khi các thành viên gắn kết, cùng hòa đồng trong môi trường công việc chung và hiểu được ai là người cần thiết phải hợp tác thì nhiệm vụ của nhóm mới được hoàn thành và lợi ích của từng thành viên mới được đảm bảo.

- Bên cạnh đó, mối quan hệ cấp trên cấp dưới được thắt chặt thì việc phản hồi thông tin sẽ được thông suốt, khuyến khích cấp dưới phát huy sáng tạo và đóng góp ý kiến cho việc ra quyết định quản lý và tạo được sự nhất trí cao giữa các thành viên, tăng sự hợp tác, sự trung thành và cam kết của các thành viên với tổ chức. Để tìm hiểu và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người lao động từ đó có những biện pháp nhằm đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động để tạo động lực cho người lao động, tối thiểu 01 quý/lần, Công ty lên tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa Giám đốc Công ty với đại diện người lao động.

- Việc tạo dựng được một nền văn hóa mạnh trong tổ chức sẽ giúp người lao động cảm thấy hưng phấn trong công việc, có động lực làm việc nên nỗ lực sáng tạo trong công việc và giảm sự lưu chuyển lao động. Kết quả là doanh nghiệp luôn hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã được xác lập đồng thời nâng cao khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển.

b. Nâng cao năng lực quản trị của người lãnh đạo các đơn vị, tổ nhóm

Xu hướng hiện nay và tương lai sẽ phát triển các nhóm làm việc có hiệu quả để nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và tăng

khả năng sáng tạo trong công việc, người đứng đầu của đơn vị, nhóm có năng lực, có uy tín với CBCNV thì hiệu quả lao động của đơn vị đó, nhóm đó sẽ cao hơn những đơn vị mà người lãnh đạo không có uy tín và năng lực điều hành. Bởi vậy, điều quan trọng phải có được những người lãnh đạo tổ nhóm phù hợp nhằm thu hút được những người tài và có trách nhiệm gia nhập vào nhóm làm việc. Do đó cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

Phải lựa chọn người đứng đầu nhóm làm việc có đủ năng lực và phẩm chất. Thông thường, trưởng nhóm làm việc với chức danh là tổ trưởng. Tuỳ theo từng công việc mà số lượng tổ viên có từ 5 đến 10 người. Ngoài việc, người tổ trưởng thường là những người lao động có trình độ tay nghề cao, đứng tuổi và có uy tín. Điều này thuận lợi cho việc duy trì nề nếp trong tổ, song người tổ trưởng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Bởi vậy:

Trước hết, cần xây dựng tiêu chuẩn người trưởng nhóm làm việc (tổ trưởng), theo tác giả người tổ trưởng cần ngoài tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nêu trên, cần phải có các tiêu chuẩn sau:

- Nắm được kỹ năng tiếp cận và hiểu rõ mỗi thành viên trong nhóm, nắm bắt được nhu cầu của họ trong từng thời điểm phát triển của nhóm.

- Nắm được các kỹ năng khuyến khích các thành viên làm việc theo nhóm như khen thưởng, xử phạt kịp thời chính xác, động viên các thành viên khi họ gặp khó khăn.

- Nắm được các kỹ năng phát triển vai trò của các thành viên trong nhóm. Ví dụ như trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, thiết kế cách thức làm việc, đánh giá thực hiện công việc để nâng cao kết quả thực hiện chung. Biết cách giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm.

- Nắm được kỹ năng quản lý. Đội sản xuất là cơ sở nhỏ nhất trong các đơn vị sản xuất của Công ty. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bắt nguồn từ Đội sản xuất vì vậy việc nắm vững và vận dụng vào quản lý tổ làm việc sẽ góp phần tạo ra động lực cho người lao động trong đội.

Sau khi hoàn thiện các tiêu chuẩn, bước tiếp theo là kiểm tra, khảo sát đánh giá lại đội ngũ đội trưởng sản xuất thông qua phỏng vẩn theo các câu hỏi đã được thiết kế sẵn

c. Tuyên truyền để người lao động thấy sự nỗ lực của Công ty trong việc xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh và phát triển

Như phân tích ở các chương trên, tuy vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục, nhưng có thể nói Công ty Điện lực Nam Định đã rất quan tâm đến những yếu tố nhằm tạo động lực làm việc cho CBCNV lao động trong toàn Công ty. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại là vẫn nhiều người lao động chưa nhận thức đúng đắn những nỗ lực của Công ty để nâng cao động lực làm việc cho người lao động, họ cho rằng những việc làm đó là hiển nhiên và là trách nhiệm của Công ty, hoặc không quan tâm. Vì vậy, ngoài việc khắc phục các tồn tại trong công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định thì công tác tuyên truyền, phổ biến để người lao động thấu hiểu được những nổ lực của Công ty trong việc tạo động lực cho người lao động từ đó nâng cao động lực làm việc cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w