Đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 43 - 45)

Vận dụng lí thuyết về tạo động lực lao động vào hoạt động của doanh nghiệp, trong thực tế đã được một số các nghiên cứu sinh và học viên cao học quan tâm. Trong đó có Luận án tiến sĩ, “Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020” của Vũ Thị Uyên (Đại học kinh tế quốc dân, 2008). Luận án có đưa ra các biện pháp để giúp cho doanh nghiệp nhà nước có thể giữ chân được nhân tài hoạt động trong các lĩnh vực chủ chốt và hạn chế hiện

tượng “chảy máu chất xám” của lực lượng lao động giỏi ra những doanh nghiệp nước ngoài. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác tạo động lực ở Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âucủa Đỗ Thị Thu (Đại học Kinh tế quốc dân, 2008). Luận văn đã đề cập đến khá đầy đủ các nội dung của tạo động lực lao động cả ở phần cơ sở lí luận và thực trạng của công ty, nhưng các nghiên cứu của tác giả về tạo động lực lao động chưa sâu. Chủ yếu tác giả mới chỉ tập trung phân tích thực trạng công tác tạo động lực bằng việc sử dụng bằng các kích thích vật chất như tiền lương, tiền thưởng, biểu dương, khen thưởng và các kích thích tinh thần như bố trí, phân công công việc và khuyến khích từ điều kiện làm việc. Đồng thời, luận văn có phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động của công ty nhưng phân tích chưa cụ thể và chi tiết. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng Việt Nam” của Mai Quốc Bảo (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010). Luận văn đã hướng tới tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực ở một số công ty xi măng trong tổng công ty xi măng Việt Nam. Tác giả đã tập trung làm rõ công tác phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tác động đến công tác tạo động lực và từ đó có đưa ra các giải pháp khá cụ thể để nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho tổng công ty xi măng. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập chi tiết đến yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với công tác tạo động lực lao động. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng chính sách tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần công nghệ viễn thông – tin học” của Trần Thị Thanh Huyền (Đại học Kinh tế quốc dân, 2005). Luận văn đề cập đến thực trạng về chính sách tạo động lực cho người lao động và từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng chính sách tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần công nghệ viễn thông-tin học. Tuy nhiên, các chính sách được xây dựng còn sơ sài, thiếu cụ thể mà chỉ mang tính tổng quát, chung chung. Luận văn “Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng công ty Hàng không Việt Nam” của Trần Thị Thuỳ Linh (Đại học KTQD-2008). Nội dung luận văn đã nghiên cứu xu hướng biến động nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng

công ty Hàng Không Việt Nam trong những năm gần đây. Tập trung nghiên cứu các học thuyết tạo động lực làm cơ sở phân tích, đánh giá thực tế các phương pháp tạo động lực của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Từ đó tìm ra các giải pháp tạo động lực nhằm xây dựng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có tính xu hướng hội nhập, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không và phương hướng phát triển của Tổng công ty.

Những luận văn tiến sĩ và luận văn thạc sĩ liên quan đến nội dung tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp được tác giả đề cập ở trên hầu hết tập trung phân tích ở một số khía cạnh như: hoàn thiện công tác thù lao lao động, công tác tiền lương, tiền thưởng; bố trí, phân công công việc; đào tạo phát triển nguồn nhân lực mà chưa đề cập một cách sâu sắc đến công tác xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc, bố trí chỗ ăn nghỉ cho người lao động ở xa, tạo môi trường làm việc thuận lợi, cơ hội thăng tiến cho người lao động…

Trong khi đó, đề tài luận văn “Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định đã có cách tiếp cận mới, khác biệt với các đề tài tạo động lực cho lao động trong doanh nghiệp mà đã được công bố. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đặc thù của ngành Điện và trên cơ sở lý thuyết về công tác tạo động lực, tác giả sẽ tiến hành xây dựng các giải pháp tạo động lực phù hợp với ngành Điện nói chung và Công ty Điện lực Nam Định nói riêng.

Tác giả mong muốn sau khi hoàn thành luận văn sẽ đóng góp cho các Công ty phân phối điện năng (các Công ty Điện lực tỉnh Thành) nói chung và Công ty Điện lực Nam Định nói riêng về những nội dung và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tạo động lực cho người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 43 - 45)