Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 53 - 55)

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu về cơ sở lý thuyết và dữ liệu về Công ty Điện lực Nam Định. Dữ liệu Công ty bao gồm: cơ cấu về bộ máy tổ chức, cơ cấu về nhân sự, các quy chế, chính sách.

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Đối tượng khảo sát: Cán bộ công nhân viên tại các đơn vị như: Phòng ban Công ty, Điện lực Thành Phố, Điện lực Trực Ninh, Điện lực Hải Hậu và Phân xưởng Sửa chữa và xây lắp điện. Tác giả chọn các đơn vị như trên vì mỗi đơn vị có đặc thù riêng như là đơn vị tham mưu và đơn vị sản xuất; đơn vị ở thành phố, nông thôn. 2.2.1.3. Xử lý dữ liệu

* Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phân tích tổng hợp số liệu theo thời gian (giai đoạn 2012-2014). Tác giả sử dụng Exel để tổng hợp kết quả khảo sát để làm cơ sở phân tích.

- Trong đề tài sử dụng các bảng thống kê về kết quả kinh doanh, tình hình lao động, tình hình tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2012-2014.

- Phân tích tổng hợp theo nhóm vấn đề, nhóm đối tượng. * Phương pháp dự báo

Phương pháp chuyên gia: Luận văn sử dụng phương pháp này để dự báo định hướng phát triển của ngành điện trong nước, dự báo về sự biến động của tiền lương, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các chính sách phát triển nhân sự để từ đó giúp Công ty định hướng tạo động lực lao động cho phù hợp. 2.2.1.4. Thiết kế phiếu khảo sát và điều tra khảo sát

a. Thiết kế câu hỏi khảo sát và phiếu khảo sát

Thiết kế phiếu điều tra khảo sát gồm việc thiết kế các câu hỏi để thăm dò ý kiến của người lao động về vấn đề khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát.

- Thời gian thiết kế câu hỏi khảo sát là 5 ngày.

- Thời gian gửi câu hỏi khảo sát và nhận lại kết quả là 10 ngày (trong tháng 5/2015).

Căn cứ vào các biện pháp tạo lực cho người lao động trong doanh nghiệp như đã nêu ở trên, tác giả thiết kế bộ câu hỏi khảo sát phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong Công ty.

Khảo sát: Tác giả lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát thông qua việc gửi Phiếu khảo sát đến các đơn vị. Các đơn vị lựa chọn số người tham gia trả lời phiếu khảo sát. Kết cấu đối tượng khảo sát như như sau:

Bảng 2.3 Kết cấu phiếu khảo sát

Chỉ tiêu Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ (%)

Đơn vị Phòng ban Công tyĐiện lực 11540 24%70%

Phân xưởng 10 6%

Chức danh công việc Trưởng, phó phòng Công ty 15 9% Trưởng, phó Điện lực và

phân xưởng 12 7%

Viên chức CMNV 36 22%

Công nhân viên 102 62%

Tuổi tác Dưới 30 tuổi 43 26%

Từ 31 - 40 tuổi 62 38%

Từ 41 - 50 tuổi 40 24%

Trên 50 tuổi 20 12%

Giới tính Nam 134 81%

Nữ 31 19%

Trình độ chuyên môn ĐH, trên ĐH Trung cấp, cao đẳng 5743 35%26%

Sơ cấp kỹ thuật, khác 65 39%

Từ bộ câu hỏi nêu trên, tác giả thiết kế phiếu khảo sát để tiến hành điều tra, khảo sát. Mẫu phiếu khảo sát như Phụ lục 3.1

Quá trình thực hiện khảo sát như sau:

- Thời gian thiết kế câu hỏi khảo sát là 5 ngày.

- Thời gian gửi câu hỏi khảo sát và nhận lại kết quả là 15 ngày (trong tháng 05/2015).

- Với số phiếu được phát ra là 165 phiếu và thu về 165 phiếu, số phiếu hợp lệ là 160 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 05 phiếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 53 - 55)