Tên tiếng Anh: Nam Định Power Company. Tên viết tắt: PCNĐ.
Địa chỉ: Số 8, đường Giải Phóng, xã Lộc Hòa, TP Nam Định. Website: http://pcnamdinh.npc.com.vn
2.1.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn
PCNĐ là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với nhiệm vụ chính là cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên 09 huyện và 01 thành phố của tỉnh Nam Định. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý lao động của Công ty
Quan hệ nội bộ: Hoạt động sản xuất kinh doanh của PCNĐ phụ thuộc hoàn toàn vào Tổng Công ty Điện lực miền Bắc gồm các khâu như: Tài chính, Đầu tư xây dựng, nhân lực.
Quan hệ với cơ quan chính quyền địa phương: Giám đốc Công ty Điện lực Nam Định chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác điều hành, cung cấp điện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định. Công ty Điện lực Nam Định tuân thủ quy định của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Mô hình tổ chức hoạt động của PCNĐ: Cũng như các Công ty điện lực tỉnh được biên chế về cơ cấu và nhân sự theo quy định rất chặt chẽ của các Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. Cơ cấu mô hình quản lý hiện nay của PCNĐ gồm có 3 bộ phận hợp thành gồm:
- Ban Giám đốc Công ty.
- Các Điện lực và phân xưởng trực thuộc.
Thứ nhất, Ban Giám đốc Công ty gồm 5 thành viên: Giám đốc và 4 phó Giám đốc.
- Giám đốc PCNĐ được EVNNPC bổ nhiệm và giao nhiệm vụ quản lý điều hành chung toàn bộ hoạt động của PCNĐ, chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD, quản lý tài sản và nguồn vốn trước Tổng Giám đốc EVNNPC.
- Các Phó Giám đốc PCNĐ được EVNNPC bổ nhiệm và được Giám đốc PCNĐ giao nhiệm phụ giúp việc cho Giám đốc PCNĐ theo hình thức mỗi Phó Giám đốc phụ trách quản lý, chỉ đạo một lĩnh vực hoạt động của PCNĐ.
Mô hình tổ chức hiện nay của PCNĐ theo sơ đồ sau:
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Điện lực Nam Định
(Nguồn do Phòng TCLĐ PCNĐ cấp)
Thứ hai, các phòng ban chuyên môn:
Hiện nay PCNĐ có 12 phòng ban chuyên môn, 10 Điện lực huyện/thành phố và 01 phân xưởng xây lắp điện. Mỗi phòng có ký hiệu riêng được quy ước thống nhất trong toàn EVNNPC. Ký hiệu, nhiệm vụ và chức năng các đơn vị, cụ thể:
GIÁM ĐỐC
P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12
PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH DOANH PGĐ XDCB PGĐ CNTT
10 Điện lực huyện, PX Xây lắp
Điện , thành phố
* 12 Phòng ban trực thuộc Công ty, bao gồm: + P1- Văn phòng
+ P2- Phòng Kế hoạch đầu tư + P3- Phòng Tổ chức, lao động + P4- Phòng Kỹ thuật
+ P5- Phòng Tài chính Kế toán
+ P6- Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế + P7- Phòng điều độ
+ P8- Phòng Quản lý xây dựng + P9- Phòng Kinh doanh điện năng + P10- Phòng Công nghệ thông tin + P11- Phòng An Toàn
+ P12- Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện * 11 đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty, bao gồm:
+ ĐTP - Điện lực TP Nam Định + ĐGT- Điện lực Giao Thủy + ĐHH- Điện lực Hải Hậu + ĐML- Điện lực Mỹ Lộc + ĐNT- Điện lực Nam Trực + ĐNH- Điện lực Nghĩa Hưng + ĐTN- Điện lực Trực Ninh + ĐVB- Điện lực Vũ Bản + ĐXT- Điện lực Xuân Trường + ĐYY- Điện lực Ý Yên
+ PXXLĐ- Phân xưởng xây lắp điện
2.1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động trong những năm qua
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của PCNĐ giai đoạn 2012 -2014
TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Bình
quân
1 Doanh thu Tỷ đồng 1410,15 1773,34 2016,72 1733,40 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2,17 18,65 19,46 13,43 3 Tổng quỹ tiền lương Tỷ đồng 101,00 116,00 138,00 118,33 4 Tổng số lao động người 1204,00 1322,00 1328,00 1284,67 5 NSLĐ bình quân tr,đ/ng/th 97,60 111,78 126,55 111,98 6 Tiền lương bình quân tr,đ/ng/th 6,99 7,31 8,66 7,65 7 Tốc độ tăng NSLĐ % + 14,53% 13,21% 13,87% 8 Tốc độ tăng TLBQ % + 4,60% 18,43% 11,51% 9 Tốc độ tăng Doanh thu % + 25,76% 13,72% 19,74%
(Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả hoạt động SXKD của PCNĐ năm 2012 đến 2014)
Qua Bảng 2.1cho thấy doanh thu của Công ty giai đoạn 2012 -2014 tăng dần qua các năm từ 1.410,15 tỷ đồng (năm 2012) lên tới 2.016,72 tỷ đồng (năm 2014) với tốc độ tăng doanh thu bình quân là 19,74%/ năm. Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của Công ty cũng có chiều hướng tốt lên.
Hơn nữa, năng suất lao động tính theo doanh thu của Công ty và tiền lương bình quân của người lao động cũng không ngừng được cải thiện và tăng dần qua các năm. Cụ thể năng suất lao động bình quân tăng từ 97,6 triệu đồng/người/tháng năm 2012 lên đến 126,55 triệu đồng/người/tháng năm 2014, trong khi tiền lương bình quân tăng từ 6,99 triệu đồng tới 8,66 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, trong thời gian vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn, trong giai đoạn chuyển đổi mô hình sản xuất cũng như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính; nguồn điện cung cấp thiếu so với nhu cầu phụ tải nhưng với giải pháp đúng đắn, không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng lưới điện, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhiệt tình hăng say gắn bó với công việc, Công ty vẫn hoàn thành nhiệm vụ Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc giao, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động từ đó củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.