Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 84 - 103)

7. Kết cấu của đề tài

3.4. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

Sau các giờ học, HS các lớp thực nghiệm đều rút ra những kiến thức cần thiết và rèn luyện được kĩ năng thực hành, sáng tạo. Không khí lớp học sôi nổi, HS phát huy được tính tích cực, chủ động trong giờ học. Đồng thời vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV thực sự phát huy hiệu quả trong quá trình giảng dạy nêu vấn đề và hướng dẫn tự học.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy việc vận dụng PPDH nêu vấn đề và hướng dẫn tự học hoàn toàn có tính khả thi, ngay cả trong hoàn cảnh không có phương tiện giảng dạy hiện đại. Sau mỗi giờ dạy, HS đều mạnh dạn nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc những vấn đề phát hiện được trong quá trình tự học để GV và bạn bè giải đáp. Hứng thú học tập của HS còn được thể hiện rõ ở sự tập trung chú ý cao độ vào những vấn đề GV đưa ra trong giờ học (nhất là các tình huống có vấn đề trong bài “Nghĩa của câu”). Nếu như ở những giờ TV thông thường HS chỉ chăm chú tìm đọc những nội dung lí thuyết trong SGK để để trả lới các câu hỏi của GV thì bây giờ các em đã chuẩn bị câu trả lời trong giấy nháp, trao đổi trong nhóm, suy nghĩ nghiêm túc vấn đề GV đặt ra để chọn câu trả lời đúng và biết lập luận, phân tích, lí giải cho câu trả lời của mình.

Tuy nhiên thời gian của các giờ thực nghiệm đều nhiều hơn so với quy định của chương trình. Khi HS tự học theo nhóm, các em thường tranh luận hoặc đưa ý kiến của bản thân nên giờ học khá ồn ào, GV phải quan sát và điều chỉnh. Đôi khi HS cũng khá khó khăn với việc giải quyết vấn đề nên GV cần gợi mở để HS giải quyết

đúng hướng hơn. Tuy vậy những vấn đề đều sẽ được khắc phục nếu GV rút kinh nghiệm tổ chức dạy học ở những tiết sau.

KẾT LUẬN

1. Việc đổi mới PPDH đã và đang được thực hiện ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Đề tài “Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án Tiếng Việt” cũng nhằm đáp ứng

yêu cầu ấy. Luận văn đã phân tích những tiền đề lí thuyết và thực tiễn của dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học, làm cơ sở cho việc ứng dụng trong dạy học TV. Việc sử dụng và phối hợp PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học trong dạy học TV không chỉ phát huy được tiềm năng sáng tạo của HS mà còn xây đắp cho các em niềm thích thú, say mê với môn học và tình cảm đúng đắn với tiếng mẹ đẻ.

2. Trong khi nghiên cứu về PPDH tích cực, chúng tôi không phủ nhận PPDH truyền thống mà kế thừa những mặt tích cực đã có của nó, đồng thời phối hợp các PPDH với nhau để tăng thêm tính hiệu quả trong dạy học TV. Dạy học TV theo PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học không chỉ là cần thiết, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay của các môn khoa học nói chung mà còn hướng đến bản chất của việc dạy TV: dạy TV là dạy HS vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực, có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ ở các hình thức nghe, nói, đọc, viết trong các văn bản thuộc các phong cách khác nhau và các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau...

Muốn vậy, việc dạy học TV không thể chỉ dừng lại ở việc trang bị cho HS những kiến thức lí thuyết thuần túy hay là việc GV giảng giải các khái niệm, các quy tắc một cách khô khan, trừu tượng mà nó cần được thể hiện thông qua những vấn đề HS gây hứng thú đối với HS, để từ đó các em có thể tự mình chiếm lĩnh và khắc sâu các kiến thức đó.

Như vậy, trong dạy học theo PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học, HS là người trực tiếp tìm cách giải quyết vấn đề. Vai trò của GV là khơi gợi nhu cầu nhận thức của HS thông qua việc đặt ra những những tình huống có vấn đề và các nhiệm vụ tự học vừa sức, giới thiệu những nguồn ngữ liệu, tài liệu tham khảo và hướng dẫn, điều chỉnh HS đi đúng hướng, không xa rời nội dung bài học... Từ đó, HS không chỉ khám

phá, phát hiện, xử lí thông tin... mà còn có thể hình thành năng lực sáng tạo và rèn luyện kĩ năng sống.

3. Hiệu quả của việc vận dụng PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học trong dạy học TV có thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào sự tổ chức, điều chỉnh của GV, hay nói đúng hơn là phụ thuộc phần nhiều vào việc thiết kế các hoạt động trong giáo án của GV. Giáo án là phương án giảng dạy, mang tính định hướng về nội dung DH, mục đích DH, hoạt động của GV và HS nhằm chiếm lĩnh các tri thức và kĩ năng. Đề tài của chúng tôi bước đầu hướng đến việc thiết kế những giáo án “mở” – tức là sử dụng và phối hợp linh hoạt nhiều hoạt động dạy học khác nhau, tạo khoảng không gian “mở” cho GV sáng tạo và thiết kế các hoạt động tùy theo năng lực, trình độ của HS. Tuy chưa thật cụ thể và rõ nét nhưng chúng tôi hy vọng có thể đưa ra một cách nhìn và gợi ý về một hướng phát triển giáo án phát huy được vai trò hoạt động của HS.

4. Từ những kết quả nghiên cứu chương trình và khảo sát thực tế hoạt động dạy học hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề về dạy học TV như sau:

- Sách giáo khoa nên hạn chế các bài tập mang tính chất nhận biết, thay vào đó bổ sung thêm hệ thống bài tập mang tính sáng tạo, hướng vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng và thực hành tiếng Việt cho HS.

- Nên cải tiến cách thức kiểm tra, đánh giá, thi cử để có thể đánh giá đúng và thực chất chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt hiện nay. Kiến thức TV cũng cần được đưa vào như một phần bắt buộc của các kì thi quan trọng và nội dung kiểm tra nên hướng vào việc khai thác khả năng sáng tạo hoặc vận dụng của HS trong hoạt động giao tiếp.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV về cách thức thực hiện của các PPDH hiện đại trong giờ dạy học TV. Bồi dưỡng cho GV PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học để GV vận dụng vào giờ dạy học TV được thuận lợi, dễ dàng hơn.

5. Vận dụng PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học trong dạy học TV cần được linh hoạt, tránh sử dụng tràn lan, lạm dụng, áp đặt... Hai PP dạy học này cũng cần được vận dụng trong sự kết hợp với các PPDH khác như gợi mở, giao tiếp, thực hành... để giờ học TV không còn là những giờ học khô khan và “lí thuyết suông” như trước kia.

6. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ mới bước đầu xây dựng quy trình thực hiện của PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học ở một số bài dạy TV nhất định, hi vọng có thể là tài liệu tham khảo cho GV khi tiến hành dạy học TV theo hướng nêu vấn đề và hướng dẫn tự học. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học trong TV, không chỉ trong phạm vi bậc THPT mà có thể nghiên cứu ứng dụng ở bậc THCS. Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn có thể mở rộng nghiên cứu nhiều PPDH tích cực khác để ứng dụng phối hợp vào thiết kế giáo án giảng dạy TV theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy học tích cực,Nxb Giáo dục.

2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (2001), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

3. Lê A (chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 4. Phạm Thị Anh (2010), “Ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt ở trường phổ

thông”, Tạp chí Giáo dục (229), tr.17 – 19.

5. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông – môn Ngữ Văn, Nxb Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Ngữ Văn 10 (tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Ngữ Văn 11 (tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Ngữ Văn 12 (tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Dự án Việt Bỉ: Dạy và học tích cực, Nxb Đại học sư phạm.

11. Nguyễn Thị Ban (2006), “Sử dụng Graph để ôn tập Tiếng Việt cho học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục (142), tr.28 – 30.

12. Hoàng Hòa Bình (2002), “Nhìn lại sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (31), tr.29 – 31.

13. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Dạy học phát huy năng lực cá nhân của HS”, Tạp chí Giáo dục (146), tr.14 – 16.

14. Nguyễn Gia Cầu (2010), “Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của HS”, Tạp chí Giáo dục (156), tr.20 – 21.

15. Nguyễn Gia Cầu (2010), “Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, chủ động trong quá trình tự học Văn”, Tạp chí Giáo dục (237), tr.14 – 16.

16. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

17. Sử Khiết Doanh, Lưu Tiểu Hòa (2009), Kĩ năng giảng giải – Kĩ năng nêu vấn đề, Nxb Giáo dục Việt Nam.

18. Bùi Minh Đức (2010), “Đổi mới quan niệm về giáo án dạy học Văn ở nhà trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (229), tr.31 – 32.

19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1997), Lí luận dạy học đại cương, Nxb Giáo dục.

20. Phạm Thị Huệ (2011), “Hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi trong dạy học môn Ngữ Văn”, Tạp chí Giáo dục (269), tr.33 – 34.

21. Đặng Thành Hưng (2001), “Về quan niệm phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, tr.13 – 15.

22. Đặng Thành Hưng (2008), “Khái niệm tình huống dạy học trong dạy học giải quyết vấn đề”, Tạp chí Giáo dục (202), tr.14 – 16.

23. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm , Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Kỳ, Dương Xuân Nghiên (1993), “Một số vấn đề về phương pháp giáo dục”, Nxb Giáo dục.

25. Trần Văn Kiên (2005), “Dạy học giải quyết vấn đề ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (121), tr.23 – 24.

26. Lecne, I. Ia. (1977), Dạy học nêu vấn đề (Phan Tất Dắc dịch), Nxb Giáo dục 27. Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Luyện (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo

viên cốt cán trường Trung học phổ thông: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở trường phổ thông, Nxb Trường Đại học sư phạm TP. HCM 28. Nguyễn Hiến Lê (1995), Tự học để thành công, Nxb TP. HCM.

29. Nguyễn Hiến Lê (2002), Tự học, một nhu cầu của thời đại, Nxb Văn hóa thông tin.

30. Hoàng Thị Lợi (2005), “Rèn luyện kĩ năng xây dựng dàn ý tóm tắt bài học”,

Tạp chí Giáo dục (126), tr 39 – 41.

31. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2004), Phương pháp dạy học Văn, Nxb Đại học Sư phạm.

32. Machiuskin, A. M. (1972), Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học (Lê Nguyên Phong dịch), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

33. Trần Thị Nam (1998), “Cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp ở THCS”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (6/1998), tr.19.

34. Trần Thị Nam (1999), Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp Tiếng Việt ở trường trung học phổ thông, Luận ánTiến sĩ.

35. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục.

36. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương (tập II), Trường quản lý giáo dục Trung ương.

37. Nguyễn Huy Quát (2001), “Câu hỏi hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa văn phổ thông với việc tự học”, Tạp chí Giáo dục (4), tr.31 – 33.

38. Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quỳnh (1996), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

39. Ôkôn (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục.

40. Lê Xuân Phán (2009), “Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học”, Dạy và học hiện nay (6), tr.16 – 18.

41. Rez, Z. I. (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học, Nxb Giáo dục. 42. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Ân (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo

dục Hà Nội.

43. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.

44. Phan Thị Minh Thúy (2001), Những kĩ năng dạy học Tiếng Việt cần được rèn luyện và chuẩn hóa, Giáo trình lưu hành nội bộ.

45. Phan Thị Minh Thúy (2006), “Dạy học nêu vấn đề và cách tạo tình huống vấn đề trong giờ dạy học Tiếng Việt”, Kỉ yếu Khoa Ngữ Văn – 30 năm nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Đại học quốc gia TP. HCM.

46. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục.

47. Nguyễn Cảnh Toàn, Bùi Tường, Lê Hải Yến (2002), Về phương pháp luận và phương pháp tự học, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo.

48. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu (tập 2), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

49. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, Lê Khánh Bằng (2004), Học và dạy cách học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

50. Bùi Minh Toán (2007), “Giới thiệu phần Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (140), tr. 26 – 30.

51. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.

52. Trịnh Quang Từ (2006), “Sử dụng Graph trong thiết kế phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục (131), tr.18 – 20.

53. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường,Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

54. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

55. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (biên soạn) (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn – Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 56. Nguyễn Trí (2002), “Phối hợp các hình thức tổ chức lớp học nhằm phát huy

tính tích cực”, Tạp chí Giáo dục, tr.26 – 27.

57. Thái Duy Tuyên (2003), “Một số vấn đề cần thiết khi hướng dẫn học sinh tự học”, Tạp chí Giáo dục (82), tr.24 – 25.

58. Thái Duy Tuyên (2003), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục (56), tr.13 – 14.

59. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục.

60. Bùi Tất Tươm (chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt bậc Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

61. Dương Tiến Sỹ (2002), “Dạy học giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”, Tạp chí Giáo dục (2002), tr.19-21.

PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GV Ở TRƯỜNG THPT

Để phục vụ tốt hơn công việc giảng dạy TV, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy (Cô) qua phiếu khảo sát. Quý Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào đáp án mà mình chọn.

Câu 1: Theo Thầy (Cô), để một giờ học đạt kết quả cao, yếu tố nào có vai trò quyết định?

A. Kiến thức bài học sâu

B. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp C. Sự hỗ trợ tích cực của HS

D. Trình độ của HS

Câu 2: Thầy (Cô) thường sử dụng phương pháp nào trong dạy học Tiếng Việt?

A. Phương pháp truyền thống B. Phương pháp đổi mới C. Phương pháp đặc thù

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 84 - 103)