7. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Tình hình vận dụng phương pháp mới trong dạy học Tiếng Việt ở trường THPT
THPT hiện nay
Những năm gần đây, các phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, lập Graph, tự học… đã được nhiều GV quan tâm tìm hiểu, vận dụng vào giờ học TV. Tuy nhiên đây chỉ là những việc làm tự phát, đối phó nên chưa thực sự tạo nên được hiệu quả thực chất. Nói về việc cải tiến phương pháp dạy học TV, một số GV còn cho rằng: dạy theo đúng tiến trình bài dạy được soạn trong sách hướng dẫn giảng dạy và sách giáo khoa là tốt lắm rồi. Dù cách dạy đó chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, chưa nâng cao được kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ cho HS… nhưng trước mắt nhiều GV tạm hài lòng vì đây là cách dạy phổ biến, đã được định hình sẵn trong bài soạn, giảm bớt khó khăn và thời gian chuẩn bị bài dạy.
Một bộ phận GV (đa số là GV giỏi, tâm huyết với nghề) cũng đã tìm tòi ứng dụng cách dạy học mới và đã tiếp cận với dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự học. Những GV này đã nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học, thực sự đầu tư công sức cho việc ứng dụng vào dạy học TV. Tuy nhiên khi ứng dụng trong những tiết học cụ thể, nhiều GV còn chưa linh hoạt, chưa có định hướng rõ ràng về quy trình, cách thức thực hiện cụ thể… nên những giờ học ấy còn mang nặng hình thức. Bên cạnh đó, một số GV cho rằng: dạy học nêu vấn đề thực chất chỉ làm vấn đề thêm rắc rối hay hướng dẫn HS tự học chính là giao bài tập về nhà… Chính những tư tưởng này đang gây cản trở khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học TV hiện nay.
Hiện nay, HS có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp thu thông tin mới ngoài nhà trường, nhờ vậy tri thức và vốn sống của HS được nâng lên không ngừng. Năng lực tư duy, khả năng tự tìm tòi sáng tạo cái mới cũng ngày càng linh hoạt, nhanh nhạy hơn. Ngoài ra học sinh THPT có trình độ tư duy và vốn tiếng mẹ đẻ khá hoàn thiện. Ngay từ các cấp Tiểu học và THCS, HS đã được trang bị một hệ thống tri thức tiếng Việt tương đối đầy đủ về đặc điểm của từ loại, cấu tạo của câu, các quy tắc ngữ pháp, biện pháp tu từ…. Hệ thống tri thức ấy chính là những tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho HS tiếp thu và thực hành nâng cao tri thức TV ở cấp THPT được thuận lợi hơn. Ngoài ra HS ở lứa tuổi THPT do dự phát triển tâm lí và nhận thức tương đối
hoàn thiện nên năng lực ngôn ngữ cũng được phát triển, tuy nhiên còn thiếu tính linh hoạt và thiếu hiệu quả thẩm mĩ. Chính vì vậy cách dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học sẽ tạo cơ hội cho HS thể hiện năng lực của bản thân và nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả hơn.
Có thể nói, việc dạy học TV vận dụng PPDH nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự học là một tư tưởng tiến bộ, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Thông qua giải quyết và hoàn thành các vấn đề học tập, HS sẽ tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức, đồng thời sẽ rút ngắn được con đường truyền thụ tri thức một cách chủ động, linh hoạt. Tuy nhiên chúng ta cần có quy trình thực hiện, cách thức tổ chức riêng trên cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học, để việc dạy học TV theo PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học không còn là khó khăn, áp lực đối phó của GV và cả HS.
TIỂU KẾT
Tóm lại, DH theo PP nêu vấn đề và hướng dẫn tự học đáp ứng được những yêu cầu của lí luận và thực tiễn của dạy học hiện đại. Tuy nhiên hai PPDH này cũng đặt ra yêu cầu về năng lực về chuẩn bị, tổ chức, đánh giá… của GV trong từng tiết học một cách cụ thể và đầy công sức.
Ở chương một, chúng tôi đã phân tích những tiền đề lí thuyết của dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học. Trong chương hai, chúng tôi sẽ vận dụng những tiền đề lí thuyết ấy vào việc thiết kế giáo án TV ở bậc THPT. Cụ thể, chúng tôi sẽ đưa ra quy trình, cách thức, hình thức tổ chức… của dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự học. Như vậy GV sẽ “lượng” hóa được những kiến thức cơ bản và giảm bớt những khó khăn lúng túng khi ứng dụng nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào bài dạy TV.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT THEO PHƯƠNG
PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Giờ dạy học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Vì vậy GV phải xây dựng chiến lược dạy học, đó chính là thiết kế bài dạy (hay còn gọi là giáo án). Nội dung trong giáo án là sự tích hợp kiến thức, là cách giúp HS đi tìm kiến thức mới thông qua các hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Thực tế cho thấy, bên cạnh những giáo án có sự đầu tư tâm huyết của một số GV, còn không ít những giáo án còn mang tính “chiếu lệ”, rập khuôn máy móc. Nhiều giáo án còn thiếu sự đầu tư gia công nên chưa thực sự phát huy được tác dụng, chưa khơi gợi được sự chủ động, sáng tạo của HS. Chính vì vậy trong chương hai này, chúng tôi tập trung chú ý đến thiết kế các vấn đề trong giáo án có vận dụng nêu vấn đề và hướng dẫn tự học. Đặc biệt chúng tôi hướng đến việc thiết kế giáo án theo hướng “mở”, tức là những giáo án chú trọng hình thành các loại năng lực cho HS (khám phá, phát hiện, sáng tạo…) thông qua những hoạt động tích cực, chủ động của chính các em. Muốn đạt được kết quả đó, chúng tôi chú ý đến việc sử dụng nhiều nguồn nội dung dạy học khác nhau, ngoài SGK và sách GV, còn là các tài liệu khoa học, thực tế gắn với yêu cầu và vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân HS…