Bài Nghĩa của câu

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 77 - 81)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Bài Nghĩa của câu

3.1.2.1. Đặc điểm và phương hướng triển khai bài dạy

- Đây là bài học có những kiến thức lý thuyết mới mà HS chưa học, nhưng có những điểm liên quan đến kiến thức đã học ở học ở bài Ngữ cảnh (lớp 11 – HKI). Nội dung kiến thức của bài này được chia thành 2 phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Trong đó nghĩa sự việc là nội dung rất quen thuộc và dễ nhận biết nên chúng tôi sẽ tập trung vào việc thiết kế các hoạt động giúp HS tìm hiểu về nghĩa tình thái trong câu.

- GV có thể xây dựng tình huống có vấn đề ngay trong lời mở đầu để gây sự chú ý, tò mò của HS, từ đó HS có thể phát huy được tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Trong phần củng cố bài học, GV có thể tiến hành hướng dẫn HS tự học thông qua việc tự lập Graph tóm tắt những nội dung lí thuyết cơ bản của bài. Đối với những HS trung bình yếu không thể tự lập Graph, GV có thể hướng dẫn HS lập theo bảng ở bảng 2.

3.1.2.2. Mục tiêu bài học và kiến thức trọng tâm

1. Về kiến thức

- Nhận thức được những nội dung cơ bản của hai thành nghĩa trong câu. 2. Về kĩ năng

- Lĩnh hội và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu, biết thể hiện được hai thành phần nghĩa của câu một cách thích hợp với các nhân tố của ngữ cảnh, với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.

3. Về thái độ

- Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng hai thành phần nghĩa của câu trong giao tiếp.

B. Kiến thức trọng tâm

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

3.1.2.3. Thiết kế các hoạt động dạy học

1) Dẫn dắt HS vào bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV đưa 2 tình huống:

+ Tình huống 1: Ba người bạn cùng vào một cửa hàng thời trang. Lúc này cả ba đang ngắm nhìn một đôi giày giá 85 nghìn đồng. Cả ba đều rất thích đôi giày này nhưng một bạn thì tỏ ra thái độ bình thường, một bạn thì phàn nàn giá quá mắc, còn có một bạn thì nghĩ giá như thế thì rẻ.

Hãy viết những câu khác nhau để biểu thị thái độ của các bạn về giá của đôi giày ấy.

+ Tình huống 2: Cùng nói về sự việc

- Quan sát ngữ liệu

- Có thể đưa ra một số câu nói biểu thị thái độ trong tình huống 1 như sau:

(1) Đôi giày này giá cũng được.

(2) Đôi giày này mà tới 85 nghìn đồng!

(3) Đôi giày đẹp thế này mà chỉ có 85 nghìn đồng thôi à?

cơm chín”, chúng ta có những cách thể hiện như sau:

(1) Cơm đã chín!

(2) Cơm chín rồi à?

(3) Cơm chưa chín đâu!

(4) Có thể là cơm chưa chín.

- Lưu ý cho HS sắc thái khác nhau của từng câu nói trong 2 tình huống được đưa ra.

- GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để dẫn dắt HS vào nội dung bài học: + Thông qua 2 tình huống trên, chúng ta thấy: cùng một sự việc, có thể có nhiều cách thể hiện khác nhau. Em hãy giải thích về điều này? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với HS trung bình – yếu, GV có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở:

+ Thông qua 2 tình huống trên, em hãy cho biết tại sao trong câu cần có nghĩa tình thái?

+ Nghĩa tình thái trong câu có tác dụng gì?

câu nói trong tình huống 2:

(1) Thừa nhận sự việc, có thể có chút vui mừng. (2) Nghi vấn về sự việc và có thể là cả sự sốt ruột. (3) Phủ nhận sự việc, có thể bao hàm cả sự bực bội, khó chịu.

(4) Thừa nhận nhưng chưa thật tin.

- Đưa ra cách hiểu của từng câu nói trong 2 tình huống và lí giải nguyên nhân về sắc thái khác nhau của từng câu nói là do thái độ đánh giá của người nói khác nhau.

Nhận biết được tầm quan trọng của nghĩa tình thái trong câu.

Vấn đề đặt ra ở trên không phải là một vấn đề khó vì hầu hết HS có thể vận dụng kinh nghiệm giao tiếp của bản thân để lí giải.

Cách đặt vấn đề như trên khơi gợi được sự hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học. Ngoài ra, nó còn giúp HS thấy được mối quan hệ gần gũi giữa nội dung bài học với việc giao tiếp hằng ngày và vai trò quan trọng của nghĩa tình thái trong giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - GV hướng dẫn HS tự học theo nhóm (4HS/nhóm): + Đưa ra ngữ liệu: Anh ấy 30 tuổi.

+ Xác định một số từ ngữ cảm thán, tình thái thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc trên và thống kê một số nghĩa tình thái trong câu.

- Đối với nhóm HS trung bình – yếu, GV có thể gợi ý lập bảng như sau: - HS tự học theo nhóm. - Trình bày kết quả tự học theo nhóm, các nhóm khác bổ sung.

III. Nghĩa tình thái

1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:

Khẳng định tính chân thực của sự việc

Thật ra, thật, đúng, đúng là, sự thật là, nghĩa là, đích thị là, quả là…

Phỏng đoán sự việc Ắt là, hẳn là, chắc là, chưa chắc, chắc hẳn, hình như, có lẽ, nghe đâu, hay là, chưa biết chừng…

Đánh giá về mức độ hay số lượng

Cùng, đến, chỉ còn, ít ra, lắm, quá, độ, những, chỉ, là cùng, nhiều lắm thì…

Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra, chưa xảy ra…

Định, chực, toan, dám, sẽ…

Giả sử, giá thế thì, để xem, hóa ra…

Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết, khả năng của sự việc

Nên, cần, phải, có thể, không thể, tất, nhất định là…

dùng những từ ngữ nào thể hiện rõ thái độ, tình cảm với người nghe (khi nói/viết)?

trả lời, cho VD. người nói với người nghe

- Thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu…

Phần luyện tập, SGK phần lớn trình bày các bài tập theo hướng tích hợp với các văn bản văn học HS đã được học. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy những bài tập này chưa có nhiều tính ứng dụng và chưa sát thực tế. Vì vậy GV cần chủ động lựa chọn, bổ sung thêm những bài tập có vấn đề sát thực tế hơn. Ví dụ như theo bảng ở bảng 2.4.

3) Củng cố bài học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV yêu cầu HS lập Graph tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học. Đối với những HS trung bình yếu không thể tự lập Graph, GV có thể hướng dẫn HS lập theo bảng ở bảng 2.5.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 77 - 81)