Cách sử dụng tình huống có vấn đề trong giờ dạy học Tiếng Việt

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 54 - 59)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Cách sử dụng tình huống có vấn đề trong giờ dạy học Tiếng Việt

Kế thừa những điểm mạnh của quy trình dạy học TV hiện nay, chúng tôi đưa ra cách sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học nêu vấn đề, nhằm cụ thể hóa những việc làm của GV và HS trong giờ dạy học có sử dụng tình huống nêu vấn đề như sau:

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Hình 2.4 Cách sử dụng tình huống có vấn đề

Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích quá trình thực hiện hành động dạy – học của GV và HS trong từng giai đoạn như sau:

2.1.3.1. Dùng bài toán có vấn đề để tạo tình huống có vấn đề

Đây là giai đoạn khởi đầu cực kì quan trọng, có tính chất quyết định không khí toàn tiết học và tiến trình giờ dạy. Tình huống có vấn đề sẽ gây cho HS một nhu cầu nhận thức, một niềm khao khát tìm tòi khám phá. Tình huống có vấn đề trong dạy học TV bao giờ cũng xuất hiện cùng với những ngữ liệu hoặc hiện tượng ngôn ngữ cụ thể. Bài toán có vấn đề được cài đặt vào nhận thức của HS dưới dạng một câu hỏi, một bài tập hay một mô hình chứa đựng mâu thuẫn mà HS phải giải quyết. Đây là giai đoạn trí tuệ của HS được kích thích, nhu cầu nhận thức được hình thành, song đây cũng là giai đoạn khiến HS hoang mang, lo lắng, ngại ngùng trước yêu cầu của bài học. Vì thế GV cần phải dành khoảng thời gian thích hợp để HS tiếp nhận vấn đề. Đây là giai đoạn khởi đầu tích cực , khác về cơ bản so với sự khởi đầu thụ động của giờ dạy TV theo cách dạy truyền thống. Hoạt động của GV ở giai đoạn này là kết quả

Dùng bài toán có vấn đề để tạo tình huống có vấn đề Hướng dẫn HS giải quyết vấn đề Hoàn thiện nhiệm vụ nhận thức

của một quá trình chuẩn bị đầy đủ, công phu, thể hiện vai trò chủ đạo sáng tạo của người thầy với việc hướng dẫn hành động của HS.

2.1.3.2. Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là giai đoạn quan trọng. Ở giai đoạn này GV là người cố vấn, hướng dẫn, còn HS thực hiện hành động qua các chỉ dẫn, uốn nắn của GV.

Việc giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo các bước:

HỌC SNH GIÁO VIÊN Bước 1: Tiếp nhận bài toán có vấn đề Quan sát, cố vấn

Bước 2: Phân tích ngữ liệu, tìm tòi Nêu hệ thống câu hỏi gợi ý lời giải bài toán có vấn đề giúp HS tháo gỡ khó khăn kịp thời Chọn phương án giải quyết vấn đề

Bước 3: HS kiểm tra quy trình Tiếp tục nhiệm vụ cố vấn, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề

Hình 2.5 Các bước giải quyết vấn đề trong dạy học nêu vấn đề

Khi hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, GV cần chú ý các mâu thuẫn gây ra tình huống có vấn đề ở HS, căn cứ vào mâu thuẫn đó để hướng dẫn các thao tác tư duy của HS (đã phân tích ở 2.1.2).

Con đường tìm tòi giải bài toán chính là con đường HS rút ra quy luật bản chất của vấn đề. Khi phân tích dữ kiện của bài toán có vấn đề HS thường gặp nhiều trở ngại và lúng túng. Chính lúc này GV phải phải trợ giúp HS vượt qua khó khăn bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Câu hỏi gợi mở các tình huống có vấn đề trong dạy học TV phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Bám sát vấn đề

- Khơi gợi ở HS kiến thức cần đạt - Giúp HS lập luận để giải quyết vấn đề - Gợi mở vấn đề từ dễ đến khó

- Được sắp xếp theo một trật tự nhất định sao cho đáp án của câu trước là tiền đề để đặt tiếp câu hỏi sau.

Ví dụ, để giải quyết vấn đề trong bài tập phần 2.1.2.4, GV có thể hướng dẫn HS bằng một số câu hỏi gợi mở như sau:

- Trong đoạn trích này, chúng ta có thể thay cụm từ in đậm “nhỏ nhưng rất sắc” thành “rất sắc nhưng nhỏ” được không?

HS: có thể được.

- Vậy các em hãy thay cụm từ “rất sắc nhưng nhỏ” vào đoạn văn và nhận xét: nội dung trong đoạn văn có thay đổi gì không?

HS: Nội dung của câu không thay đổi nhưng sự liên kết ý với các câu đi sau không còn phù hợp.

- Tại sao?

HS: ...

- Nội dung các câu trước và sau cho thấy mục đích của Chí Phèo là gì?

HS: Mục đích là uy hiếp, hăm dọa Bá Kiến.

- Trong hai cụm từ “nhỏ nhưng rất sắc” và “rất sắc nhưng nhỏ”, cụm từ nào có tác dụng thể hiện mục đích của Chí Phèo hơn?

- HS: “nhỏ nhưng rất sắc”.

- Từ đây em rút được điều gì về việc sắp xếp trật tự từ trong câu?

- HS: Sự sắp xếp trật tự từ trong câu phải đảm bảo nội dung, ý nghĩa và liên kết với các câu văn trước và sau nó để đảm bảo sự mạch lạc cho văn bản.

Như vậy mỗi một tình huống có vấn đề khi được đặt ra đều có một hệ thống câu hỏi dẫn dắt và định hướng. Muốn vượt qua trở ngại của tình huống có vấn đề, HS phải hành động sáng tạo theo sự chỉ dẫn gợi mở của GV, đồng thời phải tích cực huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm của cá nhân và tập thể. Cũng trong giai đoạn này trước một vấn đề cụ thể thường có nhiều quan điểm trái ngược nhau, cuộc tranh luận của HS thường làm cho giờ học sôi nổi, sinh động, có sức lôi cuốn hoạt động tích cực của HS. Đồng thời trong quá trình tranh luận, có nhiều vấn đề và tình huống mới nảy sinh, vì vậy GV cần chủ động giữ vững vai trò cố vấn và phản ứng kịp thời trước

những tình huống bất ngờ. Để có thể tích cực được mọi hành động của HS, GV cần phải chia vấn đề ra thành từng đơn vị nhỏ để HS giải quyết cho phù hợp với trình độ.

Hướng dẫn HS giải quyết bài toán có vấn đề và tình huống có vấn đề là một việc làm không đơn giản, nó đòi hỏi sự linh hoạt chủ động sáng tạo và bản lĩnh của GV, chính là nhân tố quyết định hiệu quả của giờ học. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp GV đã thực hiện rất tốt khâu tổ chức tình huống có vấn đề nhưng khi giải quyết vấn đề lại không thành công vì hệ thống câu hỏi gợi mở không đạt yêu cầu, làm mất tình vấn đề của bài toán, biến bài toán có vấn đề thành bài toán bài toán thông thường.

Vai trò chỉ đạo cố vấn của GV trong giờ học và khi giải bài toán có vấn đề tùy thuộc vào trình độ giải bài toán của HS. Đối với những HS yếu kém, GV chỉ hướng dẫn giải quyết một phần của bài toán, ngược lại đối với những HS khá giỏi có thể tự mình giải bài toán không cần sự hỗ trợ của GV. Điều quan trọng là phải tập cho HS cách tìm tòi suy nghĩ, đồng thời phát huy được hoạt động tích cực của nhóm HS.

Quá trình hành động của GV và HS ở giai đoạn này không diễn ra theo trật tự tuyến tính mà diễn ra theo sự phát hiện và mức độ tiếp cận các mâu thuẫn của bài toán khi HS giải bài toán có vấn đề. Công việc của GV và HS diễn ra liên tục và phản hồi qua lại tương hỗ với nhau. Sự gợi mở, hướng dẫn của GV có tính chất hỗ trợ dẫn dắt hành động của HS, hành động của HS là sự phản hồi trở lại để GV và HS có thể điều chỉnh tiến trình giờ học kịp thời đúng hướng. Giai đoạn 2 là giai đoạn mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của giờ học, đòng thời còn là tiền đề quan trọng cần thiết cho hoạt động của GV và HS ở giai đoạn tiếp theo.

Hoàn thành nhiệm vụ nhận thức được tóm tắt như sau:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hệ thống những tri thức mới Giúp HS hệ thống tri thức mới bằng đã tìm được qua việc giải các câu hỏi, rồi chính xác lại các khái bài toán có vấn đề niệm,quy tắc để rút ra bài học nhận thức

Phân tích Tổng hợp Khái quát Câu hỏi Câu hỏi Chính xác các hệ thống định hướng gợi mở khái niệm, quy

luật, rút ra bài học nhận thức

Hình 2.6 Sơ đồ hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của HS và GV

Như chúng ta đều biết, mục đích cuối cùng của việc giải bài toán có vấn đề nhằm giúp HS rút ra các khái niệm, quy tắc từ lời giải cụ thể của bài toán, qua đó nắm vững tri thức mới của bài học – hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra. Công việc chủ yếu của HS ở giai đoạn này là thực hiện các thao tác tổng hợp và khái quát vấn đề, sau đó hệ thống những hiểu biết về vấn đề để hoàn thành các khái niệm và quy tắc của bài học. Đối với những bài tình huống có vấn đề được nêu ra trực tiếp, dữ kiện của bài toán rõ và nổi, HS chỉ cần hệ thống lại quy trình giải là có thể rút ra bài học được ngay. Đối với những bài mà tình huống có vấn đề được nêu ra một cách gián tiếp, HS chưa thể rút ra được ngay hệ thống khái niệm và quy tắc, GV cần nêu một vài câu hỏi gợi ý để HS tập hợp các tri thức thành phần thành hệ thống, sau đó căn cứ vào tri thức đã hệ thống để rút ra các quy tắc, khái niệm của bài học. Sau cùng GV khái quát lại toàn bộ vấn đề, nêu và hệ thống các khái niệm giúp HS hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của bài học chính xác và chắc chắn.

Giai đoạn 3 là giai đoạn vừa có tính chất hệ thống hóa tri thức, vừa có tính chất kiểm tra lại công việc HS đã thực hiện ở 2 giai đoạn trên. Vì thế GV cần phải đặc biệt

chú ý củng cố năng lực tư duy cho HS, bằng mọi cách xây dựng cho HS một thói quen làm việc khoa học.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)