Bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 72 - 77)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.1.Bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

3.1.1.1. Đặc điểm và phương hướng triển khai bài dạy

- Đây là bài thực hành nhằm ôn luyện và nâng cao kiến thức kiến thức, kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố. Trong bài dạy này GV không truyền thụ để HS tiếp nhận kiến thức mới, mà thông qua thực hành để ôn luyện, nâng cao kiến thức, kĩ năng đã có.

- HS đã được học thành ngữ trong chương trình Ngữ Văn 7, điển cố HS được tiếp xúc nhiều trong các văn bản văn học. Vì thế khi tiến hành hướng dẫn HS thực hành, GV cần gợi ý để HS ôn luyện lại những kiến thức đã học của thành ngữ, điển cố.

- GV cần cung cấp thêm nhiều thành ngữ, điển cố khác để giờ học thêm sinh động và HS có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành ngữ, điển cố khác. Hoặc GV cũng nên hướng dẫn HS tự học ở nhà để HS có thể tìm hiểu thêm về những thành ngữ, điển cố khác. Trong giờ học trên lớp, HS có thể trao đổi, tự học nhóm với nhau để trao đổi những kiến thức tự học ở nhà.

- Hầu hết các bài tập trong SGK là bài tập nhận diện, tái hiện kiến thức. GV cần đưa thêm các dạng bài tập khác để nâng cao khả năng vận dụng thành ngữ, điển cố trong thực tiễn.

3.1.1.2. Mục tiêu bài học và kiến thức trọng tâm

A. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Thực hành, ôn luyện và nâng cao kiến thức về thành ngữ và điển cố. 2. Về kĩ năng

- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.

- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.

- Biết sử dụng thành ngữ và điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả khi giao tiếp.

3. Về thái độ

- Ý thức và trân trọng dấu ấn văn hóa, lịch sử... trong các thành ngữ, điển cố.

B. Kiến thức trọng tâm

- Nhận thức được giá trị của thành ngữ, điển cố, biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết.

3.1.1.3. Thiết kế các hoạt động dạy học

1) GV hướng dẫn HS tự học ở nhà

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(Tự học ở nhà) - GV đưa ra các ngữ liệu sau và yêu cầu HS nhận

diện và giải thích thành ngữ, điển cố:

(1) Thật đúng là: chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.

(2) Chim bay ải bắc non Tần,

Nửa phần thương mẹ, nửa phần thương anh.

(3) Sao lại giấu đầu hở đuôi như thế? (4) Cái duyên Chức Nữ Ngưu Lang, Cầu Ô đã bắc lại toan đứt cầu . (5) Tay nâng chén muối dĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

- Từ đó, em hãy nhận xét về sự giống nhau, khác nhau giữa thành ngữ và điển cố?

- Quan sát ngữ liệu. - Nhận diện và giải thích ý nghĩa của những thành ngữ và điển cố GV đưa ra. - Từ đó, nhận xét về sự giống nhau, khác nhau giữa thành ngữ và điển cố.

Muốn giải quyết được nội dung yêu cầu của bài tập trên, HS phải ôn lại những kiến thức về thành ngữ, điển cố (đã được học ở lớp 7) để vận dụng vào việc nhận diện và phân biệt các thành ngữ, điển cố trong các câu văn. Sau đó, HS so sánh – đối chiếu giữa thành ngữ và điển cố để khái quát thành bảng biểu giống nhau – khác

nhau, nhằm tránh nhầm lẫn khi nhận diện, sử dụng sau này. Đây là một dạng bài tập nhỏ, tương đối dễ giải quyết nên GV hướng dẫn HS tự học cá nhân.

2) Hoạt động dạy học trên lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: GV chia lớp

thành 2 nhóm, cá nhân mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau đây:

* Nhóm 1: GV cho HS đọc đoạn thơ (bài tập 1/SGK) và tìm thành ngữ, nêu tình huống có vấn đề (tình huống giả định): Nếu thay thế các thành ngữ vừa tìm được bằng các từ ngữ thông thường mà tương đương về nghĩa thì thế nào? Nêu nhận xét về giá trị của việc sử dụng thành ngữ?

* Nhóm 2: Phân tích các điển cố “giường kia” và “đàn kia” (bài tập 3/SGK) và đưa ra lưu ý khi sử dụng và lĩnh hội điển cố?

- HS giải quyết vấn đề GV đưa ra. - Nêu nhận xét:

→ Nếu thay các TN trên bằng những cụm từ thông thường: lời văn dài dòng, ít sự biểu cảm.

Cách biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung thể hiện lại đầy đủ, sinh động. Ngoài ra thành ngữ còn có sắc thái biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với điều được nói đến.

- HS tìm hiểu về nghĩa của các điển cố và nhận xét về tính hàm súc, thâm thúy của những điển cố đó.

- Nhận xét: Các điển cố đều hết sức ngắn gọn mà ý tứ sâu xa, nói một cách rất ý nhị đến những điều tế nhị.

- Lưu ý: để sử dụng có hiệu quả và lĩnh hội thấu đáo điển cố, người sử dụng và người tiếp nhận phải có vốn sống và vốn văn hóa sâu rộng.

Thông qua 2 bài tập trong hoạt động 1, chúng tôi hướng HS nhận ra đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, điển cố, từ đó HS sẽ rút ra những đặc điểm, lưu ý khi sử dụng trong thực tế cuộc sống. Ở hoạt động này, GV tổ chức học tập theo cá nhân, sau đó HS trong từng nhóm đưa ra câu trả lời của mình, những HS khác nhận xét, bổ sung.

Nếu như ở hoạt động 1, chúng tôi chú ý đến việc hướng HS nhận ra đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, điển cố thì ở hoạt động 2 chúng tôi hướng HS đến hoạt động phát hiện và vận dụng những thành ngữ, điển cố trong thực tế cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: GV chia lớp theo 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

* Nhóm 1: Tìm một số thành ngữ chỉ sự may mắn. Từ đó đặt câu và đưa ra nhận xét về thái độ, tình cảm, văn hóa... trong các thành ngữ ấy.

* Nhóm 2: Phân tích tính hàm

súc trong các điển cố Ba thu, chín chữ, liễu Chương Đài, mắt xanh (bài tập 4/ SGK).

- Bốc thăm chọn nhiệm vụ cho nhóm.

- Thảo luận, trình bày kết quả đạt được của nhóm:

* Nhóm 1: Dựa vào thực tế cuộc sống để giải quyết nhiệm vụ học tập, có thể là: chuột sa chĩnh gạo, mèo mù vớ cá rán, chó ngáp phải ruồi, buồn ngủ gặp chiếu manh, chết đuối vớ được cọc... Từ đó đặt câu và phân tích thái độ, tình cảm (vui mừng, mỉa mai...) sắc thái văn hóa trong những hình ảnh sử dụng.

* Nhóm 2: Dựa vào những kiến thức văn học để phân tích sự ngắn gọn mà ý tứ sâu xa, ý nhị...

- Ba thu: một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách đã ba năm.

- Chín chữ: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc → muốn nói đến công lao của cha mẹ

* Nhóm 3: Tìm một số câu thơ, văn quen thuộc có sử dụng điển cố.

* Nhóm 4: Xây dựng một tình huống hội thoại có sử dụng ít nhất 3 thành ngữ, điển cố.

cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về tay kẻ khác mất rồi.

- Mắt xanh: thể hiện lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.

* Nhóm 3: Vận dụng những kiến thức thơ văn và thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề, có thể:

(1) Bây giờ tình lại gặp tình, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác nào Châu Thị, Lưu Bình gặp nhau. (Ca dao) (2) Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Truyện cổ nước mình) (3) Bây giờ ta lại gặp ta,

Sẽ xin Nguyệt lão, trăng già xe dây. (Ca dao)

(4) Cái duyên Chức Nữ Ngưu Lang,

Cầu Ôđã bắc lại toan đứt cầu”. (Ca dao)

(5) Anh mà bắt chước Thúc Sinh,

Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư.

….

→ Nhiều điển tích đã trở nên rất gần gũi, quen thuộc với người Việt Nam.

* Nhóm 4: Thảo luận viết tình huống, lời thoại tương ứng với những thành ngữ, điển cố đưa ra, chú ý tình huống giao tiếp phù hợp

(Hướng dẫn HS viết lời thoại: chú ý có sử dụng thành ngữ, điển cố; đề tài câu chuyện tương ứng; thái độ giao tiếp...)

- Quan sát, điều chỉnh (nếu có), nhận xét, bổ sung kiến thức HS đạt được.

với thực tế giao tiếp hằng ngày.

- Trong khi một nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- Nêu ý kiến nhận xét, rút ra bài học về việc thực hành thành ngữ, điển cố.

Mục đích của hoạt động trên là tạo điều kiện để HS nâng cao khả thực hành về thành ngữ, điển cố trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy ngoài hướng dẫn HS tự học chúng tôi còn hướng đến việc thực hành kĩ năng vận dụng thành ngữ, điển cố và kĩ năng giao tiếp cho HS.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp nêu vấn đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án tiếng việt (bậc thpt) (Trang 72 - 77)