7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng
Chương trình dạy học TV ở bậc THPT hiện nay bao gồm 2 phần chính: phần lý thuyết về nguồn gốc và một số đặc điểm loại hình TV; phần thực hành về các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng TV như các nhân tố giao tiếp, hàm ý, ngữ cảnh, nghĩa của từ trong sử dụng, nghĩa của câu và các phong cách ngôn ngữ là phong cách ngôn ngữ báo chí, chính luận, hành chính, khoa học, sinh hoạt và nghệ thuật. Các kiến thức TV này xây dựng dựa trên cơ sở chương trình TV ở THCS theo tính chất đồng tâm, do đó các bài có sự kế thừa và nâng cao những kiến thức mà HS đã học. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã thống kê chương trình TV từ lớp 6 đến lớp 12 (xem phụ lục). Như vậy, GV có thể tạo nên các tình huống hay đưa ra các yêu cầu tự học
dựa trên những kiến thức HS đã học, đặt ra các vấn đề HS cần tìm hiểu nâng cao và hoàn chỉnh ở cấp độ từ, câu, văn bản các biện pháp tu từ…
Chương trình tiếng Việt bậc THPT tiềm tàng hàng loạt mâu thuẫn do chính đặc điểm của tiếng Việt tạo thành (mâu thuẫn giữa vốn tri thức HS đã biết với những tri thức mới HS chưa biết, mâu thuẫn giữa tính linh hoạt sáng tạo và tính khuôn mẫu khái quát của tiếng Việt, mâu thuẫn giữa năng lực tư duy và trình độ của HS đối với yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực). Những mâu thuẫn này sẽ tác động và chi phối trực tiếp quá trình tiếp nhận, tìm tòi tri thức của HS trên cả hai phương diện lí thuyết và thực hành, gây ra nhiều khó khăn trở ngại. Chính điều này là tiền đề cho việc vận dụng PPDH vấn đề và tự học trong dạy và học TV hiện nay.
Trong khi nghiên cứu về tình hình vận dụng cách thức nêu vấn đề và hướng dẫn tự học, chúng tôi đặc biệt chú ý đến yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài dạy TV trong chương trình THPT. Các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định ở sáu mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
Về kĩ năng: biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng sơ đồ… Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
Khi tiến hành khảo sát nội dung chương trình cũng những yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài TV từ lớp 10 đến lớp 12 (xem phụ lục), chúng tôi nhận thấy số lượng bài dạy khá khiêm tốn (lớp 10: 7 bài; lớp 11: 10 bài; lớp 12: 6 bài), lượng kiến thức mang tính chất thuyết giảng, chưa thực sự tạo cơ hội cho HS hoạt động, phát huy được tính tích cực, chủ động trong chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy chúng tôi chú ý đến việc hướng dẫn HS tự học ở nhà cũng như phát hiện những vấn đề mới trong từng bài học.