Hoạt động khám bệnh của khoa khám bệnh tron g3 năm từ 2009 –

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 82 - 86)

II. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cung cấp dịch vụ khám bệnh tạ

4.2.1.Hoạt động khám bệnh của khoa khám bệnh tron g3 năm từ 2009 –

Về số lượt khám bệnh, phân bố tuổi, giới tính

Hoạt động khám bệnh của khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2011 có 605.741 lượt bệnh nhân, độ tuổi dao động từ 1 đến 100 (trung bình ± độ lệch chuẩn: 26,7 ± 16,8), lứa tuổi đến khám nhiều nhất là 20 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất từ 20 đến 29 tuổi có 201.630 lượt bệnh nhân đến khám chiếm (33,3%), nhóm tuổi này là nhóm tuổi lao động chính và thường xuyên phải lao động cũng như tiếp xúc với môi trường nghề nghiệp (công trường, xí nghiệp hoá chất, tham gia giao thông nhiều) dễ mắc các bệnh ngoài da.

Về giới tính của bệnh nhân đến khám cho thấy, nữ giới chiếm (54,6%), bệnh nhân nam giới chiếm (45,4%). Như vậy, trong cả 3 năm từ 2009 đến năm 2011 số bệnh nhân là nữ có xu hướng mỗi năm cao hơn số bệnh nhân là nam (~ 10%). Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Abdulrahman năm 2008 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ (58,38%), bệnh nhân nam (41,62%) trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh da liễu [44]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thực [37] cho thấy: nam giới mắc bệnh Da liễu là (18,89%), nữ (13,06%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ giới mắc bệnh da chiếm (55%), nam là (45%). Có sự khác nhau về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh da liễu giữa hai giới tính của tác giả Lê Thực tỷ lệ nam cao hơn nữ (nam 59,3%, nữ 40,7), nghiên cứu của chúng tôi (nam 45%, nữ 55%). Có thể lý giải về sự khác biệt này có

thể do tỷ lệ bệnh nhân đến khám trong nghiên cứu của chúng tôi có (33,3%) là trong nhóm tuổi từ 20-29, nhóm tuổi này cho thấy xu hướng nữ quan tâm đến bên ngoài (hình thức) hơn nam giới, nữ thường xuyên đi khám khi có biểu hiện bất thường trên da đặc biệt là trên mặt hơn nam giới. Mặc khác, có thể do kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp của phái nữ cũng tăng cao theo xu hướng phát triển của xã hội nên nhu cầu cần khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ nhiều hơn nam giới? Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh ngoài da cao hơn nam giới có thể do đây là thực trạng của tình hình. Cũng có thể do chị em phụ nữ nhất là học sinh sinh viên, cán bộ công chức quan tâm tới hình thức nhiều hơn nam giới nên bị một chút bệnh ngoài da là đi khám ngay, còn nam giới ít coi trọng vấn đề này. Với nghiên cứu của tác giả Lê Thực [37] tỷ lệ về giới tính không giống nghiên của chúng tôi do nghiên cứu của Lê Thực tiến hành tại một xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển. Ở nghiên cứu của tác giả Lê Thực nam giới là nhân lực chủ yếu nữ ít hơn, nam thường xuyên phải làm các công việc nặng ngoài trời để sửa chữa tàu biển nên dễ dị mắc các bệnh về da hơn nữ [37].

Về nghề nghiệp, vùng sinh sống của bệnh nhân

Nghề nghiệp của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được mô tả dựa vào bệnh nhân khám bệnh tại bệnh viện và khai thông tin cá nhân vào phiếu điền trước khi đăng ký khám. Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi chiếm (16,6%), ở lứa tuổi này da của trẻ còn rất mỏng manh và nhạy cảm cùng với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh da do tiếp xúc với hóa chất, côn trùng, các bệnh da nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh da do virút, nhóm học sinh - sinh viên chiếm (30%).

Sự phân loại các nhóm nghề còn khá hạn hẹp, nhiều nhóm nghề trùng nhau và không hiểu rõ là làm việc liên quan đến vấn đề gì, có ảnh hưởng tới các bệnh da liễu hay không, đó là một số nghề: nhân dân, tự do, dịch vụ, ngoại kiều... Vì thế mà việc tìm được mối liên quan giữa nghề nghiệp và bệnh trở nên khó khăn hơn.

Do vậy, việc phân chia nhóm nghề nghiệp cần có sự thay đổi để có thể cung cấp được thông tin hữu ích cho việc phân tích mối liên quan với tỷ lệ bệnh, giúp cho việc đưa ra các khuyến cáo phù hợp với các nhóm đối tượng nghề nghiệp.

Về vùng sinh sống của bệnh nhân trong nghiên cứu này cho thấy, vùng ĐBSH có 515.232 lượt khám chiếm (85,05%). Điều này là phù hợp với các nghiên

cứu trước đây của Quách Thị Hà Giang [11] có đến (84,6%) số người đến khám bệnh ngoài da là từ khu vực thành thị và ĐBSH. Số BN thuộc khu vực ĐBSH đến khám đông, vì đây là nơi tập trung đông dân cư cũng như các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, người dân thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, cũng như lối sống hiện đại, thêm nữa đây cũng là nơi gần với Bệnh viện Da liễu nên người dân dễ dàng đến khám bệnh hơn, điều này có thể dẫn tới tình trạng quá đông bệnh nhân đến khám tại bệnh viện [11]. Vùng núi phía Bắc có 59.786 lượt khám chiếm (9,8%), vùng khác (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào) có 1.513 lượt khám chiếm (0,025%) trên tổng số 605.741 lượt khám trong 3 năm. Các tỉnh lân cận Hà Nội có số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện cao số lượt bệnh nhân đến khám của Hà Nội và Hà Nội mới (Hà Tây) chiếm tỷ trọng rất cao trong vùng lần lượt là (60%) và (13,1%), các tỉnh như Hưng Yên có số lượt bệnh nhân đến khám là 33.235 lượt chiếm (6,4%) trong vùng Đồng bằng sông Hồng, có thể do thuận tiện về giao thông và gần Hà Nội nên các tỉnh lân cận Hà Nội có tỷ trọng bệnh nhân tới khám tại bệnh viện rất cao. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho khoa khám bệnh nói riêng và bệnh viện nói chung, vì tình trạng quá đông bệnh nhân tập trung vào các buổi sáng.

Các tỉnh xa Hà Nội bắt đầu từ Nghệ An trở vào trong số lượt bệnh nhân giảm chỉ chiếm (0,025%), có thể do địa lý xa Hà Nội và các bệnh nhân ở vùng Bắc miền Trung thì có thể khám bệnh ngoài da tại Bệnh viện Da liễu TW Quỳnh Lập, tại miền Trung tây Nguyên thì khám tại Bệnh viện Da liễu TW Quy Hoà, tại miền Nam khám bệnh da liễu tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các bệnh nhân bị mắc các bệnh về da liễu có thể tới các trung tâm da liễu tại 63 tỉnh thành trên cả nước, chính vì điều này mà số lượng bệnh nhân xa Hà Nội có tỷ trọng thấp hơn rất nhiều các tỉnh lân cận Hà Nội.

Về lượt bệnh phân bố theo tháng trong năm

Do đặc thù của bệnh da liễu là các bệnh thường thay đổi theo mùa, do vậy các tháng trong năm cũng có tỷ trọng bệnh nhân khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số lượt bệnh nhân tới khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW qua từng năm 2009 đến năm 2011 thay đổi theo từng tháng, số BN mắc các bệnh da liễu

có sự khác nhau cơ bản giữa các tháng, các mùa trong năm. Số BN vào các tháng 1, tháng 2 có thấp hơn hẳn so với các tháng khác trong năm, có thể là do đây là các tháng Tết nên người dân không muốn đi khám bệnh, chỉ trường hợp bệnh nặng, hoặc gây phiền toái nhiều họ mới đến khám và điều trị. Trung bình các tháng đầu năm có tỷ trọng thấp cụ thể; tháng 1 có 29.529 lượt khám chiếm (4,9%) trong tổng số 605.741 lượt khám trong 3 năm, tháng 2 có 30.784 lượt khám chiếm (5,1%), tháng 3 có 48.194 lượt khám chiếm (8,2%), tháng 5 có 54.967 lượt khám chiếm (9,1%). Các tháng giữa năm thường có tỷ trọng cao nhất trong năm, xu hướng này duy trì trong cả 3 năm. Bệnh nhân có xu hướng giảm vào các tháng cuối năm từ tháng 10 chiếm (9,4%), tháng 11 là (9%), tháng 12 tỷ trọng này chỉ còn (7,7%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trừ [40] năm 2001 về “tình hình bệnh da, hoa liễu và HIV/AIDS tại phòng khám bệnh – Bệnh viện TW quân đội 108 từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001” cũng cho thấy: các tháng có bệnh nhân khám cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (cao điểm các tháng mùa hè) và có xu hướng thấp vào các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 sang năm (là những tháng mùa đông) [40]. Từ năm 2009 đến năm 2011 các tháng (5, 6, 7, 8, 9) đều vượt quá 50 lượt khám/BS/ngày, các tháng (1, 2, 3, 11, 12) có số lượt khám dưới 50/BS/ngày.

Số BN có xu hướng tăng lên về mùa hè, đạt đỉnh vào các tháng 7, tháng 8 với số BN trung bình là 22.000 lượt khám/ tháng, đây là con số khá cao. Thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè là điều kiện thuận lợi để hàng loạt các bệnh có điều kiện khởi phát: bệnh da do virút, bệnh da nhiễm khuẩn, các loại viêm da, các bệnh da do nấm, đây chính là lý do khiến số BN tăng cao.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng số BN trung bình 22.000 BN/tháng, như vậy có tới 770 đến 1.300 BN/ngày đến khám tại Bệnh viện Da liễu TW. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 5 tháng trong năm vượt quá 50 lượt khám/BS/ngày, với tình trạng hiện tại của khoa khám bệnh (phòng khám thiếu, quy trình cung cấp dịch vụ chưa thuận tiện) và số lượt khám đông như vậy là một vấn đề khó khăn cho khoa khám bệnh. Theo “Dự thảo Đề án giảm tải giai đoạn 2012-2020” của BYT [26], đã đưa ra mục tiêu khám không quá 50 lượt bệnh nhân trong tám giờ làm việc/bác sỹ vào năm 2015 và 35 lượt khám/bác sỹ/tám giờ làm việc vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 82 - 86)