Hoạt động chuyên môn khám bệnh của 15 phòng khám tại khoa khám

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 86 - 89)

II. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cung cấp dịch vụ khám bệnh tạ

4.2.2. Hoạt động chuyên môn khám bệnh của 15 phòng khám tại khoa khám

việc tiếp đón và khám bệnh. Chính vì thế, việc nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sỹ, cán bộ nhân viên bệnh viện cần phải tiếp tục được chú trọng để có thể phục vụ công tác khám chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.

Về nhân lực, cơ sở vật chất tại khoa khám bệnh

Tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh trong 3 năm: năm 2009 là 1,91, năm 2010 là 1,98, năm 2011 là 1,90 điều này cho thấy xu hướng tỷ lệ cán bộ y tế không tăng, đặc biệt năm 2011 có giảm từ 1,98 năm 2010 xuống còn 1,90 năm 2011, điều này được Huỳnh Thị Đào [8] lý giải do bệnh viện tăng số giường bệnh từ 100 giường năm 2010 lên 110 giường vào năm 2011, mặc dù số cán bộ y tế có tăng từ 198 người vào năm 2010 lên 210 cán bộ năm 2011, nhưng tỷ lệ giữa nhân viên y tế/giường bệnh vẫn ở tỷ lệ 1.90 thấp hơn tỷ lệ năm 2011 [8].

Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng khoa KB trong 3 năm không có nhiều thay đổi: năm 2009 tỷ lệ này là 2,33, năm 2010 là 2,5, năm 2011 là 2,14. Năm 2011 có xu hướng giảm tỷ lệ BS/ĐD từ 2,5 năm 2010 xuống còn 2,14 là do số điều dưỡng tăng từ 6 lên 7 điều dưỡng mà số BS của phòng khám không thay đổi là 15 bác sỹ [8]. Về số phòng khám của bệnh viện có tăng từ năm 2009 là 14 phòng khám lên 15 phòng khám vào năm 2011. Số lượt khám năm 2011 tăng cao đột biến (~17%) so với năm 2010, điều này cho thấy số lượng bệnh nhân tăng cao mà cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc khám bệnh còn hạn chế. Điều này, gây khó khăn cho khoa khám bệnh vì thiếu nhân lực để phân công khám sớm và số phòng khám còn thiếu so với số lượt bệnh nhân tăng cao hàng năm.

4.2.2. Hoạt động chuyên môn khám bệnh của 15 phòng khám tại khoa khám bệnh bệnh

Phân bố bệnh nhân theo từng phòng khám

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bố số lượt khám của các phòng khám là khác nhau: phòng khám có số lượng bệnh nhân khám cao nhất chiếm (11,6%), phòng khám có số lượng bệnh nhân khám ít nhất (2,69%)/tổng số 15 phòng khám/3 năm. Trong số 15 phòng khám của khoa khám bệnh, có 12 phòng khám khám cả

ngày và 3 phòng khám chỉ khám kết hợp. Nghĩa là 3 phòng khám kết hợp có các bác sỹ từ khoa phòng khác kết hợp với khoa khám bệnh, khi có lưu lượng bệnh nhân đông, ban điều hành phòng khám điều động thêm bác sỹ khoa phòng khác xuống kết hợp để khám toàn bộ 15 phòng khám. Do đó 3 phòng khám kết hợp có số bệnh nhân khám trung bình trong 3 năm là thấp nhất chỉ chiếm khoảng (2,6%). Số lượt bệnh nhân được phân bố cho các phòng khám là không đều nhau, cụ thể có 2 phòng khám 5 chiếm (11,6%) và phòng khám 6 chiếm (10,97%)/tổng số lượt khám bệnh của 15 phòng khám, các phòng khám khác được phân bố tương đối đều nhau dao động trong khoảng từ (5,5%) đến (7,5%).

Điều này, dẫn tới một số phòng khám gặp khó khăn vì quá đông bệnh nhân được phân vào phòng. Có thể do cách phân bệnh nhân vào phòng khám của nhân viên tiếp đón chưa hợp lý, dẫn tới một phòng khám phải khám quá nhiều bệnh nhân/ngày xảy ra tình trạng ùn tắc bệnh nhân tại cửa phòng khám và có thể dẫn tới việc chưa đảm bảo tốt việc khám, tư vấn bệnh cho bệnh nhân.

Phân bố xử trí của khoa khám bệnh

Về xử trí của các bác sỹ đối với bệnh nhân đến khám: cấp đơn thuốc chiếm (83,2%), do đặc thù của bệnh da liễu ít ảnh ảnh đến tính mạng và có thể điều trị trực tiếp (trong nghiên cứu của chúng tôi điều trị trực tiếp bằng kê đơn thuốc là điều trị ngoại trú) do đó việc kê đơn trực tiếp cho bệnh nhân chiếm tỷ trọng cao (83,2%), một số ca bệnh cần xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán và điều trị có hiệu quả tốt (xét nghiệm là 9,6%). Việc xử trí cho bệnh nhân khá thuận tiện vì chủ yếu bệnh da liễu là cấp toa thuốc để điều trị.

Phân bố thời gian khám trong ngày của bác sỹ, thời gian khám trung bình/lượt/bác sỹ

Bệnh nhân đến khám tập trung vào đầu giờ sáng, khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng chiếm (56,6%), buổi chiều số lượt bệnh nhân tập trung vào khoảng 14 giờ đến 15 giờ (13,1%). Đầu giờ sáng khoa khám bệnh thường đông bệnh nhân, vì tâm lý người bệnh cho rằng đi sớm sẽ được khám trước, chính vì tâm lý này mà lưu lượng bệnh nhân đổ dồn vào khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, gây tình trạng ùn tắc bệnh nhân, mất an ninh trật tự tại khu đăng ký và trước của mỗi phòng khám của bác sỹ. Vào các tháng mùa hè, bệnh nhân đông từ 21.457 đến 22.520 lượt cho 15

phòng khám/tháng. Mỗi phòng khám phải khám khoảng 60 đến 70 bệnh nhân/ngày, do đó mỗi bệnh nhân được thăm khám trung bình khoảng 7,1 phút/lượt khám. Với thời gian ngắn khoảng 7 phút/lượt khám là thời gian hạn chế cho việc thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân. Về thời gian khám bệnh trung bình trên một ca bệnh thông thường trên thế giới, theo một nghiên cứu ở Singapore [65] về thời gian khám bệnh tại phòng khám đa khoa cấp quận thì thời gian khám trung bình chỉ là 9,3 phút [65]. Theo một số báo cáo tổng quan và nghiên cứu ở các nước [56], [64] về thời gian khám bệnh và các yếu tố liên quan ở một số nước cho thấy tại các nước phát triển, thời gian khám bệnh trung bình rất khác nhau giữa các nước: ở Anh 9,4 phút, Đức 7,6 phút, Mỹ 10 phút, Hà Lan 10,2 phút, Bỉ 15 phút, Thuỵ Điển 21 phút [56], [64].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bác sỹ thường gặp khó khăn vì có quá đông bệnh nhân vào đầu giờ sáng của các tháng mùa hè, thời gian cho mỗi lượt khám ít, nên bác sỹ gặp khó khăn trong việc tư vấn cho bệnh nhân. Do vậy, dựa trên kết quả này khoa khám bệnh cần có kế hoạch bố trí nhân lực khám sớm và đầy đủ các phòng khám, nhằm dàn trải lưu lượng bệnh nhân ra các phòng khám vào đầu giờ sáng trong mùa hè. Điều này, tạo điều kiện cho các bác sỹ có thêm thời gian hơn để khám và tư vấn bệnh cho bệnh nhân được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w