Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá các biến số/chỉ số

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 49 - 51)

6.1. Khái niệm, định nghĩa xử trí

Xử trí trong nghiên cứu này được định nghĩa là các chẩn đoán, xử trí của bác sỹ khoa khám bệnh đối với bệnh nhân đến khám. Đối với từng bệnh nhân, loại bệnh, tình trạng bệnh cụ thể mà bác sỹ có những cách xử trí khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân. Trong nghiên cứu này có sử dụng 9 cách xử trí của bác sỹ như sau: cấp đơn cho về (cấp đơn thuốc cho bệnh nhân ra về), chuyển khám (chuyển bệnh nhân sang phòng khám khác trong bệnh viện, chuyển bệnh nhân sang khám chuyên khoa khác kết hợp), xét nghiệm (chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán và điều trị), hẹn (hẹn bệnh nhân lấy kết quả cận lâm sàng, hoặc khám lại theo từng loại bệnh cụ thể), nhập viện (chỉ định bệnh nhân nhập viện để theo dõi, điều trị cho bệnh nhân nếu cần thiết), điều trị ngoại trú (trong hoạt động của BV Da liễu TW quy định việc bệnh nhân chỉ định nằm viện nhưng BS cho bệnh nhân ở nhà và tới khám theo dõi tình trạng bệnh theo hướng dẫn của BS) [4], [7], [15].

6.2. Chỉ số phân loại nhóm tuổi

Qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu trước đây về bệnh ngoài da của một số nghiên cứu cho thấy cách phân nhóm tuổi với khoảng cách là 10 tuổi có ý nghĩa

cho việc phân tích số liệu và thuận tiện đối với bàn luận của nghiên cứu của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chỉ số khoảng cách nhóm tuổi là 10 trong nhiên cứu: nhóm 1 có độ tuổi từ 1 đến 9 tuổi; nhóm 2 tuổi từ 10 đến 19 tuổi; nhóm 3 tuổi từ 20 đến 29 tuổi; nhóm 4 tuổi từ 30 đến 39 tuổi; nhóm 5 tuổi từ 40 đến 49 tuổi; nhóm 6 tuổi từ 50 đến 59 tuổi; nhóm 7 tuổi 60 trở lên [20], [22], [38].

6.3. Các chỉ số đo lường về quy trình cung cấp dịch vụ khám bệnh

Phân luồng bệnh nhân

Hệ thống phân luồng bệnh nhân đến khám bệnh tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân tại khu khám bệnh bằng hệ thống biển chỉ dẫn, bảng điện tử, hàng rào sắt, nhân viên hướng dẫn.

Khái niệm này được phân thành: thuận tiện; không thuận tiện. Trong đó thuận tiện là việc bệnh nhân tới khám bệnh có biển chỉ dẫn cụ thể, có người hướng dẫn tới từng khu vực thực hiện việc khám bệnh và ít gặp khó khăn trong việc khám bệnh tại khoa khám bệnh; không thuận tiện là gặp khó khăn, phải chen lấn trong việc khám bệnh mà chưa được hướng dẫn cụ thể quy trình khám bệnh.

Quy trình đăng ký khám

Trước khi vào khám bệnh, bệnh nhân phải qua quy trình đăng ký khám, bệnh nhân phải điền đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết vào phiếu đăng ký khám, sau đó nộp tiền xếp hàng chờ đến lượt khám.

Khái niệm này được phân thành: thuận tiện; không thuận tiện. Trong đó thuận tiện là bệnh nhân đăng ký khám dễ dàng, không phải chen lấn xô đẩy, có hướng dẫn đăng ký khám cụ thể; không thuận tiện là việc đăng ký khám gặp khó khăn không có hướng dẫn, dẫn đến phải chen lấn xô đẩy gây ùn tắc tại khu tiếp đón.

Quy trình nộp tiền khám

Quy trình nộp tiền khám và thực hiện các dịch vụ tại khoa khám bệnh được liên hoàn theo một chu trình: bệnh nhân đăng ký khám, sau đó bệnh nhân đóng tiền, tiếp đến bệnh nhân chờ khám, cuối cùng bệnh nhân được khám bệnh và kê đơn hoặc chỉ định các dịch vụ.

Khái niệm này được phân thành: thuận tiện; không thuận tiện. Trong đó thuận tiện là đăng ký khám và thu tiền tại một bàn sau đó đi khám; không thuận tiện là bệnh nhân phải đăng ký khám tại một bàn và thu tiền ở bàn khác gây ùn tắc tại khu đăng ký khám bệnh.

Đơn thuốc

Là đơn thuốc được bác sỹ kê cho người bệnh sau khi đã có chẩn đoán.

Khái niệm này được phân thành: dễ đọc; khó đọc. Trong đó dễ đọc là thông tin trên đơn thuốc bệnh nhân có thể đọc và hiểu được một cách dễ dàng; khó đọc là thông tin trên đơn thuốc bệnh nhân khó đọc và khó hiểu những thông tin trên đơn thuốc [5].

Một phần của tài liệu Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 49 - 51)