0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Khái quát về cuộc sống của công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 50 -51 )

tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ của Việt Nam, đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế xã hội với tốc độ công nghiệp hóa nhanh. Cả tỉnh hiện có 27 KCN với lực lượng lao động trẻ là nữ thanh niên chiếm trên 300.000 người. Do các KCN thu hút nhiều nhân lực nên cả tỉnh có khoảng 600.000 người nhập cư chuyển đến từ các tỉnh thành trong cả nước, trong tổng số 1.482.636 dân cư trong cả tỉnh (tính đến tháng 4 năm 2009) [65].

Khu công nghiệp Sóng Thần là tên gọi chung của hai KCN Sóng Thần 1 được thành lập năm 1995 và Sóng Thần 2 được thành lập năm 1996. Diện tích chung của cả hai KCN là hơn 400 ha với khoảng 300 doanh nghiệp. Về vị trí địa lý, cả hai KCN này đều đặt tại phường Dĩ An thị xã Dĩ An (trước tháng 2 năm 2011 là thị trấn Dĩ An huyện Dĩ An). Gần KCN Sóng Thần là KCN Linh Trung quận Thủ Đức TP. HCM, KCN Đồng An phường Bình Hòa thị xã Thuận An, KCN Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B phường Tân Đông Hiệp thĩ xã Dĩ An, và các KCN khác trên địa bàn thị xã Dĩ An.

Với quy mô khá lớn và lịch sử hoạt động khá lâu dài, KCN Sóng Thần mang gần như đầy đủ những nét đặc trưng của tình hình các KCN. Vì thế cũng có thể nói KCN Sóng Thần mang tính đại diện cho các KCN. Những đặc điểm cuộc sống của người lao động ở KCN Sóng Thần cũng có tính đại diện nhất định cho cuộc sống của người lao động ở các KCN nói chung.

Về tình hình người lao động, do các doanh nghiệp, nhà máy ở KCN Sóng Thần chủ yếu thuộc khối công nghiệp nhẹ, sản xuất gia công nên phần lớn người lao động là nữ công nhân. Do tính chất công việc của người nữ công nhân cần sức khỏe bền bỉ, dẻo dai nên phần lớn nữ công nhân ở khoảng tuổi 18 đến 35, một phần lớn có trình độ học vấn hết lớp 9, theo tiêu chuẩn tuyển dụng công nhân của đa số các doanh nghiệp. Công nhân làm theo ca và tăng ca khá thường xuyên. Cũng xảy ra tình trạng công nhân hay thay đổi nơi làm việc, sang doanh nghiệp khác hoặc KCN

khác, tùy vào nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và chế độ tiền lương, bảo hiểm.

Về sinh hoạt của công nhân, phần lớn công nhân không phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa bàn KCN, họ đến từ nhiều địa phương khác trên cả nước và thuê phòng trọ ở các nhà dân gần KCN. Để tiết kiệm chi phí, công nhân thường chọn các phòng trọ có diện tích nhỏ và sống chung nhiều người một phòng. Một nhà dân có thể có nhiều phòng trọ hoặc nhiều dãy phòng trọ. Nhiều nhà cho thuê trọ lập thành một khu phòng trọ. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sinh hoạt của công nhân rất đơn giản, thậm chí thiếu thốn.

Về cơ sở y tế, trong phạm vi gần KCN Sóng Thần có các đơn vị y tế như Bệnh viện đa khoa thị xã Dĩ An, bệnh viện Quân đoàn 4, phòng khám đa khoa Sóng Thần, Bệnh viện đa khoa thị xã Thuận An, và các phòng khám khác.

Không có nhiều điểm vui chơi hoặc không gian văn hóa công cộng dành cho TNCN. Nhưng các chi hội như Chi hội phụ nữ, Chi hội thanh niên hoạt động khá tích cực và có hẳn Chi hội nữ TNCN ở từng khu phố.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 50 -51 )

×