toàn tình dục
1.2.7.1. Yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN
Khi chủ thể tiến hành một quá trình nhận thức về một đối tượng, quá trình ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài chủ thể. Tương tự, khi nữ TNCN nhận thức về an toàn tình dục, quá trình nhận thức này có khả năng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau.
Yếu tố bên ngoài:
- Nguồn kiến thức về an toàn tình dục: những nội dung về an toàn tình dục có đến được với nữ TNCN hay không, có dễ tiếp cận đối với nữ TNCN hay không. Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông đại chúng có phát, đăng các nội dung về an toàn tình dục hay không.
- Sự trình bày kiến thức: những kiến thức về an toàn tình dục có được trình bày phù hợp với hứng thú và trình độ của nữ TNCN hay không.
- Việc tổ chức quá trình nhận thức về an toàn tình dục cho nữ TNCN: có ai tổ chức quá trình nhận thức về an toàn tình dục cho nữ TNCN hay không. Quá trình nhận thức có tổ chức, có hệ thống sẽ có khả năng đạt được hiệu quả nhiều hơn việc tiếp thu một cách bị động, rời rạc.
- Các điều kiện sinh hoạt, làm việc: nữ TNCN có điều kiện để tiếp nhận thông tin hoặc tham gia các chương trình về an toàn tình dục được tổ chức hay không. Chẳng hạn, nữ TNCN có phương tiện để theo dõi phát thanh, truyền hình, sách, báo,… hay không, hoặc có thời gian để tham gia các chương trình được tổ chức hay không.
Yếu tố bên trong:
- Nhu cầu, thái độ: nữ TNCN có nhận ra nhu cầu tìm hiểu kiến thức về an toàn tình dục hay không, có xem trọng việc nhận thức về an toàn tình dục hay không, có hăng hái, mạnh dạn, tích cực tìm kiếm, tiếp nhận hoặc tham gia các chương trình có nội dung về an toàn tình dục hay không.
- Ý thức: nữ TNCN có ý thức được sự cần thiết phải tìm hiểu kiến thức về an toàn tình dục hay không.
- Trình độ nhận thức: trình độ nhận thức của nữ TNCN có đủ cơ sở để tiếp thu, hiểu các nội dung về an toàn tình dục hay không.
- Kỹ năng: nữ TNCN có các kỹ năng phục vụ cho quá trình nhận thức về an toàn tình dục hay không, chẳng hạn như kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng tự tổ chức quá trình nhận thức,…
- Ý chí: nữ TNCN có kiên trì, quyết tâm trong việc thực hiện quá trình nhận thức về an toàn tình dục hay không.
1.2.7.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục
Thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Nhu cầu: nữ TNCN có nhận biết nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản hay không.
- Nhận thức: nữ TNCN nhận thức về an toàn tình dục hay chưa, nếu có thì nhận thức ở mức độ nào. Có những nhận thức nào gây cản trở cho việc có thái độ tích cực về an toàn tình dục hay không.
- Ý thức về giá trị bản thân: nữ TNCN có đánh giá tích cực về giá trị bản thân hay không, có tự tin để bày tỏ thái độ về an toàn tình dục hay không.
- Thái độ về tình yêu, về giá trị của mối quan hệ: tình dục liên quan với tình yêu, sự giao tiếp trong mối quan hệ giữa hai người, cách nhìn về tình yêu, sự giao tiếp trong tình yêu có ảnh hưởng đến thái độ về tình dục và việc thực hiện an toàn tình dục.
- Những giá trị niềm tin khác: có những niềm tin nào gây khó khăn, cản trở, gây mâu thuẫn cho việc thể hiện thái độ tích cực về an toàn tình dục hay không.
Yếu tố bên ngoài:
- Thái độ của chồng/bạn trai về an toàn tình dục: thái độ về an toàn tình dục của chồng/bạn trai có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN, mức độ của sự ảnh hưởng tùy thuộc vào cách nhìn của nữ TNCN về mối quan hệ, về giá trị của bản thân trong mối quan hệ ấy, tùy thuộc vào mức độ độc lập hay phụ thuộc của nữ TNCN trong mối quan hệ.
- Thái độ xã hội về an toàn tình dục: thái độ của xã hội tác động đến sự hình thành thái độ của cá nhân thông qua các nhóm nhỏ mà cá nhân ấy là thành viên. Nữ TNCN có thể bị ảnh hưởng thái độ về an toàn tình dục từ người thân trong gia đình, những người sống chung, làm việc chung, những cán bộ HPN, HTN, ĐTN, ban lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ công đoàn,…
- Sự phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục: các chủ trương, chính sách của nhà nước có vai trò định hướng thái độ của xã hội về vấn đề được nêu trong đó. Hiện đã có Quyết định số 2013/QĐ-TTg ký ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, mục tiêu
đưa ra là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng, giảm tỷ lệ phá thai, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, nâng cao chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Quyết định này cũng nêu giải pháp thực hiện mục tiêu là tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản; triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Với những đặc trưng về thể chất, tâm lý, vai trò xã hội đã được phân tích, trình bày ở trên, có thể nhận định rằng nữ TNCN là nhóm cần được quan tâm đặc biệt đến sức khỏe sinh sản, cần được giúp đỡ để biết cách tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Một trong những cách để giúp nữ TNCN làm được việc này là tác động đến nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN, vì thực hiện an toàn tình dục chính là bước quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu về nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN là bước cần làm để từ đó có hướng tác động hiệu quả. Trước đến nay, mảng đề tài về an toàn tình dục thường được thực hiện bởi các tác giả trong lĩnh vực y khoa hoặc xã hội học, công tác xã hội. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu tâm lý học về nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN là điều cần thiết và đúng hướng. Việc lựa chọn nữ TNCNST làm khách thể nghiên cứu cho đề tài này là vì KCN Sóng Thần tỉnh Bình Dương có những đặc điểm có tính đại diện cho các KCN khác trên cả nước.
Nhận thức và thái độ về an toàn tình dục là nền tảng cho việc thực hiện hành vi an toàn tình dục. Trong đó, ý thức về việc thực hiện an toàn tình dục là mức cao nhất của sự hội nhập nhận thức và thái độ về an toàn tình dục để thúc đẩy hành vi an toàn tình dục. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN nói chung, nữ TNCNST nói riêng. Xác định được những yếu tố ảnh hưởng này là điều quan trọng để đề xuất phương hướng và biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCN nói chung, nữ TNCNST nói riêng.
Bản chất của an toàn tình dục theo y khoa gồm phương diện tránh mang thai ngoài ý muốn và tranh bệnh lây qua đường tình dục, trong khi thực hiện an toàn tình dục theo y khoa cần đặt trong bối cảnh có sự an toàn về tinh thần, đó chính là phương diện tinh thần trong an toàn tình dục. Nếu bỏ qua phương diện tinh thần này, an toàn tình dục mất đi tính trọn vẹn về giá trị đối với con người – những cá thể vốn tổng hòa các mặt sinh học, tâm lý, xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KCN SÓNG THẦN
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.1.1. Khảo sát thăm dò