0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Sức khoẻ sinh sản và an toàn tình dục

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 29 -39 )

1.2.2.1. Sức khỏe sinh sản

Sinh sản là một chức năng sinh học của con người và có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, tinh thần, đồng thời cũng là mối quan tâm của xã hội. Không chỉ y khoa mà ngày càng có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham gia nghiên cứu về vấn đề sinh sản của con người. Khái niệm sức khỏe sinh sản ra đời với mục đích tác động nhận thức về việc cần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản để con người có thể thực hiện khả năng sinh sản một cách tốt nhất về nhiều mặt, chứ không phải là việc thực hiện chức năng sinh sản theo bản năng tự nhiên.

Khái niệm sức khỏe sinh sản được phát biểu dựa trên khái niệm về sức khỏe đã được mở rộng của WHO. WHO đã đưa ra khái niệm về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một tình trạng hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tàn phế”.

Lấy cơ sở từ khái niệm này về sức khỏe, Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo năm 1994 đã đưa ra định nghĩa sức khỏe sinh sản như sau: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi

khía cạnh liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người”.

Như vậy, sức khỏe sinh sản bao hàm những nội dung về:

- Một trạng thái sức khỏe thể chất tốt nhất: hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt các chức năng của hệ thống ấy.

- Đảm bảo rằng con người không bị bắt buộc hoặc bị sức ép từ hành vi của người khác, hoặc bị lợi dụng sự thiếu hiểu biết để làm những điều họ không muốn, làm những điều có hại cho cơ thể họ, cho khả năng và năng lực sinh sản của họ. Cũng đồng nghĩa với việc con người có sự tự do, không chịu một áp lực tâm lý nào bắt nguồn từ đặc điểm sinh sản của họ.

- Đạt được một trạng thái sức khỏe xã hội cao nhất mà cá nhân có thể đạt được.

Những nội dung trên được cụ thể như sau:

- Quyền có một đời sống tình dục thỏa mãn và an toàn, có quyền quyết định có hay không có sinh hoạt tình dục.

- Quyền tận hưởng năng lực sinh sản của mình.

- Chức năng tình dục của hệ cơ quan sinh dục: đảm bảo sự hài hòa về thể lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục phải an toàn, đảm bảo không bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

- Chức năng sinh sản của các cơ quan sinh dục: đảm bảo sự hài hòa về thể lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động sinh sản. Người mẹ mang thai và sinh sản phải đạt được độ chín muồi về thể chất, tinh thần và xã hội.

- Quyền được tiếp cận, tiếp nhận thông tin về sức khỏe sinh sản. - Quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

- Quyền được lựa chọn biện pháp điều hòa sinh sản, theo đúng luật pháp. - Quyền được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Quyền được làm mẹ - mang thai và sinh nở an toàn. Mỗi đứa trẻ ra đời là kết quả của sự mong muốn và được yêu quý [13], [56].

1.2.2.2. An toàn tình dục

Sinh sản và sức khỏe sinh sản gắn liền với hoạt động tình dục. Không thể đảm bảo sức khỏe sinh sản nếu như ngay trong hoạt động tình dục đã chứa đựng những nguy cơ gây tổn hại sức khỏe sinh sản. Từ đó, khái niệm an toàn tình dục, hoặc tình dục an toàn, được đặt ra, nằm trong ý nghĩa hướng đến việc bảo vệ sức khỏe sinh sản ngay trong khi có hoạt động tình dục. An toàn tình dục hoặc tình dục dục an toàn đều được dịch từ thuật ngữ “safe sex” trong tiếng Anh.

Theo UNFPA, an toàn tình dục bao gồm tất cả các hoạt động tình dục giúp phòng tránh có thai ngoài ý muốn và giảm bớt nguy cơ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục.

Theo WHO, an toàn tình dục là những cách đạt được khoái cảm tình dục nhưng không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể.

Hai khái niệm này về bản chất có nội hàm tương đương nhau, chỉ khác về cách diễn đạt và đối tượng chủ yếu mà khái niệm nhắm đến. Trong khi khái niệm của UNFPA hướng đến đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên và nhắm đến mục tiêu tránh có thai ngoài ý muốn, tránh bệnh lây qua đường tình dục trong khi có quan hệ tình dục thì khái niệm của WHO lại hướng đến đối tượng là những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và nhắm đến việc hướng dẫn hành vi an toàn trong khi có sinh hoạt tình dục. Khái niệm của UNFPA thường được sử dụng trong những chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên. Khái niệm của WHO thường được sử dụng trong những chương trình đào tạo tham vấn viên, đồng đẳng viên cho các dự án ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Trong khái niệm của của UNFPA, phạm trù tình dục chủ yếu hàm chứa tình dục khác giới (khi nêu rõ mục tiêu tránh có thai ngoài ý muốn như một bộ phận không thể tách rời của khái niệm), nhưng cũng không loại trừ tình dục đồng giới. Còn trong khái niệm của WHO, phạm trù

tình dục có khuynh hướng bao hàm cả tình dục khác giới và tình dục đồng giới (khi không nêu rõ nội dung tránh có thai ngoài ý muốn).

Giải thích cho khái niệm được nêu, các tổ chức cũng khẳng định, một khi đã có những hành động tình dục với bạn tình, bất kể là có giao hợp hay không giao hợp, thì gần như không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Sự an toàn tuyệt đối chỉ có được khi không quan hệ tình dục với bất kỳ bạn tình nào. Vì lý do này, gần đây, có quan điểm dùng thuật ngữ “tình dục an toàn hơn” (safer sex) nhằm nhắc nhở rằng, ngay cả khi có sử dụng biện pháp an toàn tình dục thì hành vi này cũng chỉ giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, tức chỉ an toàn hơn so với hành vi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn tình dục, chứ không thể an toàn tuyệt đối.

Các hành vi tình dục được phân loại mức độ an toàn tình dục như sau [60] - Tình dục an toàn (safe sex): tưởng tượng về tình dục, nhìn ngắm cơ thể, thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn.

- Tình dục an toàn phần nào (less safe sex): sử dụng những biện pháp có hiệu quả ngăn sự tiếp xúc trực tiếp, như bao cao su, để quan hệ tình dục theo đường âm đạo hay hậu môn, bằng miệng với âm đạo hay với dương vật, bằng tay với âm đạo.

- Tình dục không an toàn (unsafe sex): quan hệ tình dục theo đường âm đạo hay hậu môn hay đường miệng mà không dùng bao cao su.

Tình dục an toàn còn được gọi là tình dục có bảo vệ. Nếu quan hệ tình dục không an toàn hoặc không được bảo vệ, người nữ có thể mang thai ngoài ý muốn dễ dẫn đến quyết định phá thai, người nam lẫn người nữ đều có nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

Nếu người nữ phá thai, việc phá thai có thể gây nên những hậu quả nguy hiểm. Tai biến và biến chứng sớm có thể là chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung, rách cổ tử cung, thủng tử cung, tai biến do gây mê, gây tê hay do dị ứng thuốc, tử vong. Tai biến và biến chứng muộn có thể là sót nhau, sót thai, nhiễm trùng vùng chậu, hệ sinh sản, máu, các cơ quan trong ổ bụng, rong kinh; dính buồng

tử cung, tỷ lệ bám nhau thấp trong những lần mang thai sau, vô sinh do tử cung bị tổn thương, thai ngoài tử cung, ức chế về mặt tình cảm [70].

Tình dục không an toàn còn dẫn đến nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh lây qua đường tình dục là những viêm nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua tiếp xúc tình dục. Gần đây có quan điểm không gọi là “bệnh lây qua đường tình dục” - Sexually transmitted diseases, viết tắt: STDs (tiếng Anh) mà gọi là “lây nhiễm qua đường tình dục” - Sexually transmitted infection, viết tắt: STI (tiếng Anh), nhằm hàm ý rằng không phải sự lây nhiễm nào cũng biểu hiện ngay thành bệnh nhưng người bị lây nhiễm đã mang mầm bệnh và đã có nguy cơ lây cho người khác. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể do vi khuẩn, vi rút, đơn bào, nấm hay do ký sinh trùng gây ra. Các đường lây khác của những bệnh này là lây qua đường máu, tiếp xúc với dịch cơ thể, từ mẹ sang con. Một số rất ít trong những bệnh này có nguyên nhân khi người bị bệnh không giữ vệ sinh hợp lý ở vùng cơ quan sinh dục, dù có quan hệ tình dục hay không, chẳng hạn bệnh nấm âm đạo Candidas Albicans.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia, lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm hạch bẹn (bệnh hột xoài), sùi mào gà, Herpes sinh dục, HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, Trichcomonas (trùng roi), nhiễm nấm Candidas Albicans, bệnh rận mu, bệnh ghẻ [13], [44].

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra các tổn thương đối với các bộ phận trên cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang dạng mãn tính kéo dài làm hủy hoại một số bộ phận trên cơ thể, gây vô sinh, làm tăng nguy cơ ở các cơ quan sinh dục, thậm chí có thể gây tử vong. Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là nguyên nhân chính dẫn đến có thai ngoài tử cung, sẩy thai, thai chết lưu trong tử cung, đẻ non hoặc trẻ mắc các căn bệnh bẩm sinh.

Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến tâm lý do có cảm giác khó chịu, sự hổ thẹn, có thể là cảm nhận tội lỗi của bản thân người bị bệnh cũng như bạn tình và người thân trong gia đình. Hơn nữa, nếu mắc một hay nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Những tổn thương trên dương vật,

hậu môn hoặc trong âm đạo làm cho HIV có thể thâm nhập một cách dễ dàng hơn. Còn đối với người nhiễm HIV, nếu bị lây nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì người bệnh sẽ nhanh chuyển dến giai đoạn AIDS hơn và đi đến cái chết nhanh chóng hơn.

Bên cạnh phương diện thể chất, y khoa trong khái niệm an toàn tình dục, các tổ chức đưa ra khái niệm này cũng chú trọng đến phương diện tình cảm, tinh thần khi đề cập đến an toàn tình dục.

Như trong Trò chuyện về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên [43], tài liệu viết, “quan hệ tình dục có văn hóa và có trách nhiệm thể hiện ở việc cả hai người đều hiểu biết và tôn trọng nhu cầu, giá trị của người yêu và của bản thân mình; biết vun đắp mối quan hệ tin cậy ở nhau; biết lường trước để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra và có trách nhiệm về hành vi tình dục của mình; không vi phạm quyền của người khác trong khuôn khổ luật pháp và được pháp luật bảo vệ”.

Tài liệu Những điều cần biết để giáo dục giới tính cho con[44] có đoạn nói đến khía cạnh tinh thần, văn hóa của tình dục. “Tình dục là một trong các dạng hoạt động gắn liền với cuộc sống con người. Nó được coi là chính đáng khi con người biết thực hiện nó một cách có văn hóa. Hoạt động tình dục lành mạnh là sự hợp nhất và biểu hiện về mặt thể chất, cảm xúc, trí tuệ, tinh thần và xã hội của một người theo cách sẽ làm tăng giá trị nhân cách và làm phong phút tình thương yêu giữa hai người”.

Tài liệu viết tiếp “Tình dục của con người cần gắn liền với tình yêu và tinh thần trách nhiệm. Khi có tình yêu cũng chưa phải là điều kiện đủ để có quan hệ tình dục, mà còn cần phải có trách nhiệm với nhau, gìn giữ cho nhau. Tốt nhất là không nên quan hệ tình dục, mà tìm cách giải tỏa cảm xúc bằng những hình thức và biện pháp khác nhau. Trong trường hợp không kiềm chế được thì phải biết quan hệ an toàn, đảm bảo không bị mang thai và mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Tránh quan hệ tình dục ích kỷ và vô nhân đạo. Tình dục ích kỷ và vô nhân đạo không phải là hiếm gặp, nó có rất nhiều hình thức thể hiện:

- Phổ biến nhất là trường hợp hai người sinh hoạt tình dục nhưng mỗi người chỉ vì mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đem lại hứng thú cho người kia. Đây là sự thiếu tôn trọng căn bản giữa người với người.

- Tính ích kỷ, thiếu tôn trọng còn thể hiện ở việc cố nài ép người kia phải chiều theo khi trong lòng người ấy thật sự không muốn quan hệ tình dục.

- Tệ hại nhất là dùng vũ lực để ép người khác quan hệ tình dục. Nếu đó không phải là người yêu hay vợ chồng thì hành động này được coi là xâm hại tình dục và bị pháp luật trừng trị.

- Việc làm đáng lên án nữa là quấy rối tình dục. Đó là những cử chỉ khiếm nhã, những lời nói tục tĩu, những hành vi động chạm đến thân thể người khác với ý xấu. Tất cả những hành vi đó đều không đẹp và đáng lên án”.

Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng [12], “Tại hội nghị thế giới lần thứ XIII về tình dục học họp tại Valencia, Tây Ban Nha năm 1997, tuyên ngôn Quyền về Sức khỏe tình dục đã được các thành viên tham dự hội nghị thông qua. Tuyên ngôn nêu các quyền về tình dục của con người gồm:

- Quyền được tự do, loại trừ hình thức ép buộc, bóc lột và lạm dụng tình dục ở bất cứ thời điểm và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

- Quyền được làm chủ bản thân, được lành lặn và an toàn cơ thể; quyền này bao gồm sự kiểm soát và hưởng thụ đối với chính cơ thể chúng ta, không bị hành hạ với bất cứ loại cắt xẻo và bạo hành nào.

- Quyền được đối xử công bằng và bình đẳng về tình dục; có sự tôn trọng đúng đắn với những khác biệt về tình dục, bất kể nam nữ, vai trò giới, tuổi tác, giai cấp xã hội, tôn giáo và xu hướng tình dục.

- Quyền về sức khỏe tình dục; quyền này bao gồm mọi nguồn lực sẵn có và đầy đủ để phát triển nghiên cứu và truyền bá những hiểu biết cần thiết về HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như sự phát triển sâu rộng hơn nữa về các nguồn lực để nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị.

- Quyền được có thông tin rộng, khách quan và thực tế về tình dục người để cho phép có những quyết định về đời sống tình dục.

- Quyền được giáo dục toàn diện về tình dục kể từ khi sinh ra và trong suốt chu kỳ cuộc sống. Mọi thể chế xã hội đều cần tham gia vào tiến trình này.

- Quyền được lựa chọn bạn tình và quyết định đời sống tình dục với bạn tình.

- Quyền được lựa chọn tự do và có trách nhiệm về cuộc sống sinh sản, số con và khoảng cách giữa các lần sinh con và tiếp cận các phương tiện điều hòa sinh sản.

- Quyền tự quyết, bao hàm khả năng có những quyết định một cách độc lập về đời sống tình dục trong bối cảnh của đạo lý cá nhân và xã hội.

Như vậy, các quan điểm tiến bộ về giáo dục tình dục đều đặt việc thực hiện an toàn tình dục trong bối cảnh có sự an toàn về tâm lý, tinh thần, trong đó khuyến

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 29 -39 )

×