3.3.1. Mức độ tham gia của nữ TNCN đối với các biện pháp được đưa vào thực nghiệm
Đối với biện pháp chủ đạo – tổ chức thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục, nữ TNCN tham gia đầy đủ, trọn vẹn, tích cực do có sự quy định chặt chẽ của nội quy. Đối với hai biện pháp bổ trợ - thành lập phòng “thông tin di động” và thành lập câu lạc bộ, nữ TNCN tham gia không đầy đủ do đây không phải là hoạt động bắt buộc.
Như vậy, kết quả có được sau thực nghiệm hầu như là kết quả của biện pháp chủ đạo của thực nghiệm, tức kết quả từ việc nữ TNCN được lĩnh hội biện pháp tổ chức thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục.
3.3.2. Kết quả khảo sát nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN trước và sau thực nghiệm
Bảng 19 thể hiện kết quả khảo sát nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN trước thực nghiệm, ĐTB của các nội dung khá thấp, kém khá nhiều so với điểm tối đa của thang điểm. Không có nội dung nào đạt điểm tối đa của thang điểm. Có đến 7/8 nội dung có nữ TNCN bị điểm 0 cho câu trả lời. Trường hợp điểm cao nhất của tổng điểm là 17, điểm thấp nhất của tổng điểm là 4, chỉ bằng một phần năm điểm tối đa của thang điểm.
Bảng 19. ĐTB nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN trước thực nghiệm
Nội dung Điểm tối đa ĐTB/ Điểm thấp nhất
Điểm cao nhất
Khái niệm về an toàn tình dục 0.83/2 0 2
Phương diện tinh thần trong an toàn tình dục 1.13/2 1 2 Lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ 1.63/2 0 2
Hậu quả có thể xảy ra do phá thai 0.97/3 0 3
Tên bệnh lây qua đường tình dục 1.9/5 0 5
Hành vi giảm nguy cơ nhiễm bệnh LQĐTD(*) 1.4/2 0 2
Biện pháp an toàn tình dục 1.23/2 0 2
Tổng điểm nhận thức về an toàn tình dục 10.4/20 4 17
(*) LQĐTD: lây qua đường tình dục
Bảng 20. ĐTB nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN sau thực nghiệm
Nội dung Điểm tối đa ĐTB/ Điểm thấp nhất
Điểm cao nhất
Khái niệm về an toàn tình dục 1.87/2 1 2
Phương diện tinh thần trong an toàn tình dục 1.53/2 1 2
Lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ 2/2 2 2
Hậu quả có thể xảy ra do phá thai 2.63/3 1 3
Tên bệnh lây qua đường tình dục 4.67/5 3 5
Biện pháp tránh thai có hiệu quả cao 1.67/2 1 2
Hành vi giảm nguy cơ nhiễm bệnh LQĐTD(*) 1.9/2 1 2
Biện pháp an toàn tình dục 1.93/2 1 2
Tổng điểm nhận thức về an toàn tình dục 18.07/20 15 20
(*) LQĐTD: lây qua đường tình dục
Bảng 20 cho thấy kết quả khảo sát nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN sau thực nghiệm. ĐTB của các nội dung đã có sự cải thiện, có một nội dung đạt điểm tối đa của thang điểm – phương diện tinh thần trong an toàn tình dục, và hai nội dung khác có ĐTB chỉ kém 0.1 so với điểm tối đa của thang điểm – biện pháp an toàn tình dục và hành vi giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Các nội dung còn lại đều chỉ kém chưa đến 0.5 so với điểm tối đa của thang điểm. Không có trường hợp bị điểm 0 trong mỗi nội dung. Trường hợp điểm cao nhất của tổng điểm là 20, điểm thấp nhất của tổng điểm là 18.07, chỉ kém chưa đến 0.2 so với điểm tối đa của thang điểm.
Bảng 21 thể hiện rõ hơn mức độ của sự cải thiện điểm số về nhận thức của nữ TNCN về an toàn tình dục. Các nội dung được cải thiện điểm số nhiều là tên bệnh lây qua đường tình dục, hậu quả có thể xảy ra do phá thai, khái niệm an toàn
tình dục, biện pháp an toàn tình dục. Có thể nói, những nội dung quan trọng bậc nhất của an toàn tình dục, nhất là khái niệm an toàn tình dục và biện pháp an toàn tình dục đã được cải thiện rõ nét nhất. Nội dung phương diện tinh thần trong an toàn tình dục và lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ có sự cải thiện ĐTB không nhiều vì đây là những nội dung tương đối dễ xác định câu trả lời đúng, dù chưa trải qua thực nghiệm. Tuy nhiên, nội dung về các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao vẫn xếp thứ hạng ít được cải thiện. Đây là điều cần rút kinh nghiệm khi áp dụng thực nghiệm vào thực tiễn.
Với mức ý nghĩa được chọn cho thống kê là 0.05, kết quả Paired T-Test cho thấy tất cả điểm số đều có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả khảo sát trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Kể cả những nội dung có sự khác biệt thấp giữa kết quả trước và sau thực nghiệm nhưng vẫn có sự cải thiện điểm số nơi những trường hợp trả lời sai trước đó – thể hiện qua mức ý nghĩa trong bảng 21. Nói cách khác, có sự nâng cao nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN sau khi tham dự thực nghiệm.
Bảng 21. Kết quả kiểm định Paired T-Test nhận thức về an toàn tình dục
của nữ TNCN trước và sau thực nghiệm
Nội dung Chênh lệch
ĐTB
T - Test
Thứ hạng
Khái niệm về an toàn tình dục 1.03 0.000 3
Phương diện tinh thần trong an toàn tình dục 0.27 0.003 8 Lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ 0.37 0.005 6
Hậu quả có thể xảy ra do phá thai 1.67 0.000 2
Tên bệnh lây qua đường tình dục 2.77 0.000 1
Biện pháp tránh thai có hiệu quả cao 0.37 0.005 6
Hành vi giảm nguy cơ nhiễm bệnh LQĐTD(*) 0.50 0.000 5
Biện pháp an toàn tình dục 0.70 0.000 4
3.3.3. Kết quả khảo sát thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN trước và sau thực nghiệm
Bảng 22 cho thấy kết quả khảo sát thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục trước thực nghiệm, trong đó, ĐTB thấp nhất là 4.13 đối với mệnh đề “người nam nên dùng các biện pháp tránh bệnh lây qua đường tình dục”, ĐTB cao nhất là 4.87 đối với mệnh đề “cần có sự tôn trọng nhau trong quan hệ tình dục”. Trong từng mệnh đề có tính tích cực, vẫn có nữ TNCN chọn mức bày tỏ “hoàn toàn không đồng ý” – một mức bày tỏ tiêu cực.
Bảng 23 cho thấy kết quả khảo sát thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục sau thực nghiệm, trong đó, ĐTB thấp nhất là 4.73 đối với mệnh đề “người nam nên dùng các biện pháp tránh bệnh lây qua đường tình dục”, ĐTB cao nhất là 5 - đạt điểm tối đa của thang điểm đối với mệnh đề “an toàn tình dục là quan trọng”. Không còn trường hợp nữ TNCN chọn mức bày tỏ tiêu cực đối với từng mệnh đề có tính tích cực, điểm số thấp nhất trong từng mệnh đề có tính tích cực là ở mức “đồng ý”.
Bảng 22. ĐTB thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN trước thực nghiệm
Mệnh đề ĐTB/
Điểm tối đa
Điểm thấp nhất Điểm cao nhất An toàn tình dục là quan trọng. 4.73/5 3 5
An toàn tình dục là cần thiết cho phụ nữ. 4.23/5 1 5
Cần có sự tự nguyện trong quan hệ tình dục. 4.73/5 3 5 Cần có sự tôn trọng nhau trong quan hệ
tình dục. 4.87/5 4 5
Người nam nên chung thủy trong quan hệ
tình dục. 4.23/5 2 5
Người nữ nên chung thủy trong quan hệ tình
dục. 4.63/5 2 5
Người nam nên dùng biện pháp tránh cho nữ có
thai ngoài ý muốn. 4.50/5 3 5
ngoài ý muốn.
Người nam nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 4.13/5 1 5
Người nữ nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 4.30/5 2 5
Người nữ nên đề nghị chồng/ bạn trai sử dụng
biện pháp an toàn tình dục. 4.33/5 3 5
Người nữ nên từ chối có quan hệ tình dục nếu
thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục. 4.20/5 2 5
Tổng điểm thái độ về an toàn tình dục 53.07/60 41 60
Bảng 23. ĐTB thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN sau thực nghiệm
Mệnh đề ĐTB/
Điểm tối đa
Điểm thấp nhất Điểm cao nhất An toàn tình dục là quan trọng. 5/5 5 5
An toàn tình dục là cần thiết cho phụ nữ. 4.93/5 4 5
Cần có sự tự nguyện trong quan hệ tình dục. 4.93/5 4 5 Cần có sự tôn trọng nhau trong quan hệ
tình dục. 4.97/5 4 5
Người nam nên chung thủy trong quan hệ
tình dục. 4.83/5 4 5
Người nữ nên chung thủy trong quan hệ tình
dục. 4.83/5 4 5
Người nam nên dùng biện pháp tránh cho nữ có
thai ngoài ý muốn. 4.9/5 4 5
Người nữ nên dùng biện pháp tránh mang thai
ngoài ý muốn. 4.77/5 4 5
Người nam nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 4.73/5 4 5
Người nữ nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 4.83/5 4 5
Người nữ nên đề nghị chồng/ bạn trai sử dụng
Người nữ nên từ chối có quan hệ tình dục nếu
thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục. 4.8/5 4 5
Tổng điểm thái độ về an toàn tình dục 58.3/60 52 60
Bảng 24. Kết quả kiểm định Paired T-Test thái độ về an toàn tình dục của
nữ TNCN trước và sau thực nghiệm
Mệnh đề Chênh lệch ĐTB T - Test Thứ hạng An toàn tình dục là quan trọng. 0.27 0.009 9
An toàn tình dục là cần thiết cho phụ nữ. 0.70 0.001 1 Cần có sự tự nguyện trong quan hệ tình dục. 0.20 0.012 10 Cần có sự tôn trọng nhau trong quan hệ
tình dục. 0.10 0.083 12
Người nam nên chung thủy trong quan hệ
tình dục. 0.60 0.001 2
Người nữ nên chung thủy trong quan hệ tình
dục. 0.20 0.056 10
Người nam nên dùng biện pháp tránh cho nữ có
thai ngoài ý muốn. 0.40 0.005 8
Người nữ nên dùng biện pháp tránh mang thai
ngoài ý muốn. 0.60 0.001 2
Người nam nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 0.60 0.001 2
Người nữ nên dùng biện pháp tránh các bệnh
lây qua đường tình dục. 0.53 0.007 6
Người nữ nên đề nghị chồng/ bạn trai sử dụng
biện pháp an toàn tình dục. 0.43 0.001 7
Người nữ nên từ chối có quan hệ tình dục nếu
thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục. 0.60 0.001 2
Bảng 24 thể hiện mức độ của sự cải thiện điểm số về thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục. Các mệnh đề thái độ được cải thiện điểm số nhiều là “an toàn tình dục là cần thiết cho phụ nữ”, “người nam nên chung thủy trong quan hệ tình dục”, “người nữ nên dùng biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn”, “người nam nên dùng biện pháp tránh các bệnh lây qua đường tình dục”, “người nữ nên từ chối có quan hệ tình dục nếu thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục”.
Từ sự bày tỏ thái độ tiêu cực nhất đối với việc nam nên sử dụng biện pháp tránh bệnh lây qua đường tình dục, nữ TNCN đã có sự thay đổi đáng kể để bày tỏ thái độ tích cực đối với vấn đề này. Nữ TNCN cũng bày tỏ thái độ mạnh dạn và dứt khoát hơn đối với việc nữ nên từ chối quan hệ tình dục nếu thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục. Qua sự cải thiện điểm số về thái độ, có thể nhận thấy nữ TNCN đã có thái độ tích cực hơn về an toàn tình dục khi khẳng định mạnh mẽ hơn về sự cần thiết của an toàn tình dục đối với phụ nữ, cũng như có thái độ tích cực hơn về việc sử dụng biện pháp an toàn tình dục khi bày tỏ sự đồng ý ở mức cao đối với việc nữ nên sử dụng biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn và nên từ chối có quan hệ tình dục nếu thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục.
Sự gia tăng mức đồng ý đối với việc nam nên chung thủy trong quan hệ tình dục cho thấy ở nữ TNCN đã có sự yêu cầu cao hơn về trách nhiệm của chồng/bạn trai trong quan hệ tình dục và qua đó cũng cho thấy nữ TNCN bắt đầu dần có sự khẳng định cao hơn về bình đẳng giới.
Với mức ý nghĩa được chọn cho thống kê là 0.05, kết quả Paired T-Test cho thấy phần lớn thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa. Như vậy, quá trình thực nghiệm đã thành công trong việc xây dựng thái độ tích cực của nữ TNCN về an toàn tình dục. Có hai mệnh đề đo thái độ không có sự khác biệt trước và sau thực nghiệm là mệnh đề về sự tôn trọng trong quan hệ tình dục và mệnh đề về sự chung thủy của nữ trong quan hệ tình dục. Ở kết quả khảo sát trước thực nghiệm, kết quả điểm số của cả hai mệnh đề này đã ở mức cao nên không có sự gia tăng đáng kể thêm nữa. Điều khác biệt
xảy ra ở chỗ, sau thực nghiệm, nữ TNCN cũng muốn chồng/bạn trai có sự chung thủy trong quan hệ tình dục bên cạnh sự sẵn sàng chung thủy của chính mình.
Một số hình ảnh được ghi tại quá trình thực nghiệm
Hình 1. Học viên trong lớp đang
thảo luận nhóm với đề tài “Cơ quan nào của cơ thể phụ nữ cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt? tại sao?”
Hình 3. Học viên đang thảo luận nhóm với đề tài “Trình bày về các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục ”
Hình 2. Cả lớp đang nghe thuyết trình về cấu tạo hệ sinh sản
Hình 4. Đại diện nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
Qua quá trình hướng dẫn, quan sát nhóm nữ TNCN tham gia lớp học trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu rút ra được một số nhận định như sau.
Nữ TNCN khá ngượng ngùng và e ngại lúc đầu khi trao đổi nội dung có liên quan đến tình dục. Đây là một vấn đề riêng tư và nhạy cảm. Vì vậy, việc tạo bầu không khí an toàn, thân thiện lúc bắt đầu thực nghiệm là rất quan trọng. Cần có thời gian để những nữ TNCN tham dự thực nghiệm làm quen và có sự đồng cảm với nhau.
Sự khơi gợi nhu cầu cũng rất quan trọng, khi tất cả nữ TNCN tham dự đều nhận ra mình cũng như các thành viên khác trong nhóm, đều có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, có nhu cầu trang bị kiến thức về an toàn tình dục, việc hợp tác với nhau sẽ thuận lợi rất nhiều.
Xuyên suốt quá trình thực nghiệm là sự tham gia của tất cả thành viên trong nhóm thực nghiệm. Sự động viên, khuyến khích có tác dụng rất lớn đối với các nữ TNCN còn nhút nhát, dè dặt. Giao nhiệm vụ phù hợp trong tập thể cũng là cách để mỗi thành viên nhận thấy giá trị của mình. Luôn luôn tôn trọng ý kiến của tất cả thành viên trong nhóm. Mỗi nữ TNCN tham gia nhóm thực nghiệm đều có cơ hội phát biểu ý kiến, nêu phản hồi. Sự phản hồi phải trên cơ sở xây dựng, đóng góp cho cái chung.
Lớp học với 20 – 30 nữ TNCN là lớp có số lượng lý tưởng để tiến hành biện pháp tâm lý giáo dục với sự vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như trong thực nghiệm này. Số lượng này cũng vừa đủ giúp hình thành nên những hiệu quả giáo dục trong tập thể, vừa đảm bảo phát huy tính tích cực của từng thành viên.
Kiến thức về an toàn tình dục cần được xây dựng một cách logic cho thấy