0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thực trạng nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 61 -61 )

2.2.1. Thực trạng nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCNST

2.2.1.1. Thực trạng có biết về an toàn tình dục của nữ TNCST

Trả lời câu 1 trong bảng hỏi “Chị có biết hoặc có nghe nói về an toàn tình dục?”, với 3 ý lựa chọn “Biết rõ”, “Biết chút ít”, “Không biết/Chưa từng nghe nói về an toàn tình dục”, 18.6% nữ TNCNST trả lời “Không biết/Chưa từng nghe nói về an toàn tình dục”, 81.4% nữ TNCNST trả lời “Biết chút ít”, không có nữ TNCNST trả lời “Biết rõ” về an toàn tình dục. Như vậy, có thể nói 18.6% khách thể của đề tài chưa có nhận thức về an toàn tình dục, những khách thể này không tham gia trả lời tiếp trong bảng hỏi. Bảng 2 mô tả kết quả thống kê thông tin cá nhân của nhóm khách thể này.

Kiểm định Chi-bình phương với mức ý nghĩa 0.05, kết luận các yếu tố độ tuổi, thời gian làm công nhân ở KCN Sóng Thần, tình trạng con cái có mối liên hệ với yếu tố có biết về an toàn tình dục. Cụ thể, trong số nữ TNCNST không biết về an toàn tình dục, độ tuổi 18 – 21 chiếm tỉ lệ nhiều hơn độ tuổi 22 – 25; nhóm làm việc ở KCN Sóng Thần dưới 1 năm chiếm tỉ lệ nhều hơn nhóm làm việc ở KCN Sóng Thần trên 1 năm; nhóm chưa có con chiếm tỉ lệ nhiều hơn nhóm đã có con.

Từ nội dung tiếp theo sau trở đi, tần số và tỉ lệ được tính dựa trên 171 phiếu trả lời “Biết chút ít” về an toàn tình dục. Đây là nhóm khách thể đã có nhận thức ở

mức độ nào đó về an toàn tình dục và nhiệm vụ tiếp theo của đề tài là khảo sát sâu hơn nhận thức về an toàn tình dục của nhóm khách thể này.

Bảng 2. Kết quả thống kê thông tin cá nhân của nhóm khách thể trả lời

“Không biết” về an toàn tình dục

Trả lời “Không biết” về an toàn tình dục

Thông tin cá nhân Tần số Tỉ lệ %

Độ tuổi 18 – 21 tuổi 31 79.5 22 – 25 tuổi 8 20.5 Tổng 39 100 Trình độ học vấn Lớp 6 - 8 5 12.8 Lớp 9 24 61.5 Lớp 10 - 12 10 25.6 Tổng 39 100 Tôn giáo

Không có tôn giáo 30 81.9

Có tôn giáo 9 18.1 Tổng 39 100 Thời gian làm công nhân ở KCN Sóng Thần Dưới 1 năm 35 89.7 Từ 1 năm trở lên 4 10.3 Tổng 39 100 Tình trạng hôn nhân Chưa có gia đình 30 76.9 Đã có gia đình 9 23.1 Tổng 39 100

2.2.1.2. Thực trạng tiếp cận nguồn thông tin về an toàn tình dục của nữ TNCNST

Trong số nữ TNCNST có biết về an toàn tình dục, chỉ 14.8% nữ TNCNST cho biết thường xuyên theo dõi các chương trình có nội dung an toàn tình dục, 43.8% nữ TNCNST chỉ thỉnh thoảng mới theo dõi, số còn lại hiếm khi tiếp cận với

những thông tin an toàn tình dục. Về nguồn cung cấp thông tin về an toàn tình dục cho nữ TNCNST, bảng 3 cho thấy đứng đầu là đài phát thanh, sau đó là báo rồi mới tới truyền hình. Chỉ có 6.7% nữ TNCNST tìm thông tin về an toàn tình dục trên internet, và chỉ có 2.8% nữ TNCNST cho biết chương trình học ở trường có thông tin về an toàn tình dục. Hơn một phần mười nữ TNCNST nhận thông tin từ các nguồn như tờ rơi hoặc nghe bác sĩ nói khi đi khám bệnh hoặc chủ nhà trọ, cán bộ HPN có nói qua. Về sách, nữ TNCNST cho biết họ có đọc thông tin về an toàn tình dục trong những quyển sách được bán dạo trên xe khách hoặc bán hạ giá ở chợ gần nhà. Tuy có từng xem, nghe, đọc những nội dung về an toàn tình dục nhưng khi được đề nghị kể tên ít nhất một tên chuyên mục cụ thể trên các phương tiện truyền thông, chỉ có không đầy 20% nữ TNCNST kể tên được. Điều này cho thấy nữ TNCNST không những ít tiếp cận với nguồn thông tin về an toàn tình dục mà cũng không theo dõi kỹ một nguồn thông tin nào. Thực tế này có nhiều nguyên nhân, một phần do nữ TNCNST không có nhiều thời gian vì thường xuyên phải làm tăng ca, lúc được nghỉ thì cũng đã mệt nên chỉ muốn nghỉ ngơi, mặt khác do điều kiện tiện nghi thiếu thốn, phần nữ do nữ TNCNST chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, như sự chia sẻ của các cán bộ HPN, cán bộ dự án sức khỏe sinh sản khi trả lời phỏng vấn cho đề tài này.

Có 26.9% nữ TNCNST cho biết từng dự một chương trình nói chuyện về an toàn tình dục, tỉ lệ dự chương trình này là tương đương ở nhóm đã làm việc ở KCN Sóng Thần từ 1 năm trở lên và nhóm làm việc ở KCN Sóng Thần chưa tới 1 năm. Những chương trình như vậy do công ty tổ chức hoặc do cán bộ xã mời người đến nói, có trường hợp đi dự chương trình ở bệnh viện do bác sĩ nói. Có những nữ TNCNST từng dự buổi nói chuyện về an toàn tình dục từ khi còn ở quê nhà ở Nghệ An, Thanh Hóa trước khi đến KCN Sóng Thần làm công nhân. Không có trường hợp nào từng trải qua một chương trình được tổ chức theo mô hình một lớp học hoặc một đợt tập huấn có áp dụng các phương pháp như thảo luận nhóm, sắm vai,...

Bảng 3. Nguồn cung cấp thông tin về an toàn tình dục cho nữ TNCNST

Nguồn cung cấp thông tin Tỉ lệ % Thứ hạng

Phát thanh 15.2 1 Báo 14.8 2 Truyền hình 13.3 3 Bạn bè nói 12.9 4 Sách 12.4 5 Khác (tờ rơi, chủ nhà trọ, bệnh viện, cán bộ hội…) 11.5 6

Người thân nói 10.5 7

Internet 6.7 8

Học ở trường 2.8 9

Về thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng của nữ TNCNST, có khoảng 50% nữ TNCNST kể tên được một bệnh viện hoặc một phòng khám. Không phải tại địa phương nơi làm việc và cư trú của nữ TNCNST không có đơn vị y tế mà do nữ TNCNST chưa quan tâm tìm hiểu sự hiện diện và chức năng của các đơn vị này.

Bên cạnh đó, các cán bộ ĐTN, HPN, HTN, cán bộ dự án, cán bộ y tế tại địa phương cho biết nữ TNCNST có nhu cầu rất lớn trong việc tìm hiểu kiến thức về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản nhưng các hoạt động được tổ chức tại địa phương hiện chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu này của nữ TNCNST. Các hình thức tổ chức có nội dung về an toàn tình dục đã từng được tổ chức tại đây là phát thanh, phát tờ rơi, nói chuyện chuyên đề, nhóm đồng đẳng, tiến hành tập huấn, làm báo tường. Tuy nhiên, với số lượng cả chục ngàn công nhân ở KCN Sóng Thần, các chương trình này chưa thể triển khai sâu rộng đến tất cả công nhân. Bên cạnh đó, các cán bộ cũng cho biết, phía nữ TNCNST chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chưa ý thức được việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục nên tuy có sự hào hứng ban đầu với các chương trình

nhưng mức độ chú ý xuyên suốt chưa cao, mặt khác, nữ TNCNST thường xuyên phải làm tăng ca, một số phải lo cho gia đình, lo cho con nhỏ nên thời gian hạn hẹp, và nữ TNCNST cũng thường hay ngượng ngùng khi tiếp xúc với những thông tin về tình dục nên ít đặt câu hỏi, bày tỏ sự thắc mắc trong các chương trình.

Như vậy, nhìn chung nữ TNCNST ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin về an toàn tình dục và cũng không thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương. Sự liên quan giữa thực tế này với nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST sẽ được phân tích ở những phần sau.

2.2.1.3. Kết quả nhận thức của nữ TNCNST về những nội dung an toàn tình dục

Mức độ nhận thức trong phần khảo sát này được phân chia thành 3 mức: - Nhận thức đúng, đầy đủ về đối tượng.

- Nhận thức có phần đúng nhưng chưa đầy đủ về đối tượng. - Nhận thức sai hoặc chưa đúng về bản chất của đối tượng.

Bảng 4 trình bày kết quả nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCNST theo 3 mức nhận thức như trên.Ngoại trừ nội dung “lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ” có tỉ lệ nữ TNCNST có nhận thức đúng, đầy đủ đạt mức cao, còn lại các nội dung khác, tỉ lệ nữ TNCNST có nhận thức đúng, đầy đủ đều dưới 50%, thậm chí có những nội dung có tỉ lệ rất thấp nữ TNCNST đạt mức nhận thức đúng, đầy đủ, như “tên bệnh lây qua đường tình dục”, “hậu quả có thể xảy ra do phá thai”, “phương diện tinh thần trong an toàn tình dục”. Nhìn chung, nhận thức của nữ TNCNST về các nội dung an toàn tình dục ở mức đúng nhưng chưa đầy đủ.

Phần sau đây sẽ trình bày kết quả nhận thức của nữ TNCNST về từng nội dung trong bảng 4.

Bảng 4. Kết quả nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCNST Nội dung Tỷ lệ % Nhận thức đúng, đầy đủ về nội dung an toàn tình dục Nhận thức có phần đúng nhưng chưa đầy đủ về nội dung an toàn tình dục Nhận thức sai hoặc chưa đúng về bản chất của nội dung an toàn tình dục Khái niệm về an toàn

tình dục 22.2 50.3 27.5

Phương diện tinh thần

trong an toàn tình dục 15.2 84.8 00

Lợi ích của an toàn tình dục đối với phụ nữ

87.1 8.8 4.1

Hậu quả có thể xảy ra

do phá thai 8.8 69.6 21.6

Tên bệnh lây qua

đường tình dục 6.4 85.3 8.4

Biện pháp tránh thai có

hiệu quả cao 24 63.7 12.3

Hành vi giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục

46.2 45.6 8.2

Biện pháp an toàn tình

a) Nhận thức của nữ TNCNST về khái niệm an toàn tình dục

Bản chất của khái niệm an toàn tình dục là đồng thời tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh bệnh lây qua đường tình dục khi có hoạt động tình dục. Có 22.2% nữ TNCNST nhận thức đúng và đầy đủ khái niệm an toàn tình dục. Một nửa nữ TNCNST (50.3%) nhận thức đúng một phần về khái niệm an toàn tình dục khi chọn hoặc tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh bệnh lây qua đường tình dục. Và, có đến hơn một phần tư nữ TNCNST nhận thức chưa đúng về bản chất an toàn tình dục.

Bảng 5. Xếp hạng các lựa chọn trong khảo sát về khái niệm an toàn tình dục

Lựa chọn Tần số Tỉ lệ % Xếp hạng

Không bị xâm hại cơ thể trong quan hệ tình dục 106 20.7 1 Tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khi có

quan hệ tình dục 93 18.1 2

Không bị xâm hại tinh thần trong quan hệ tình

dục 74 14.4 3

Tránh mang thai ngoài ý muốn khi có quan hệ

tình dục 70 13.6 4

Quan hệ tình dục có sự phù hợp pháp luật 66 12.9 5

Đạt được khoái cảm tình dục 56 10.9 6

Quan hệ tình dục có sự phù hợp đạo đức 48 9.4 7

Tổng 513 100

Ba lựa chọn xếp thứ hạng cao là “không bị xâm hại cơ thể trong quan hệ tình dục”, tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục”, và “không bị xâm hại tinh thần trong quan hệ tình dục”. Chỉ có 13.6% lượt chọn của nữ TNCNST dành cho lựa chọn “tránh mang thai ngoài ý muốn khi có quan hệ tình dục” trong khi đây là điểm quyết định bản chất của an toàn tình dục đối với nữ. Tuy nhiên, điều này có thể lý giải được nếu có sự liên hệ với nội dung các chương trình truyền thông phòng tránh HIV/AIDS vốn được tuyên truyền khá nhiều và thường

xuyên. Nội dung trong các chương trình này thường có xu hướng diễn tả “an toàn” là tránh bị nhiễm HIV, trong đó có tránh bị nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục.

b) Nhận thức của nữ TNCNST về phương diện tinh thần trong an toàn

tình dục

Tình dục là hoạt động đặc biệt của con người, đó là sự thực hiện một nhu cầu thuộc dạng bản năng trong bối cảnh có sự kiểm soát của các giá trị văn minh, văn hóa và đạo đức, nó cũng cho thấy quyền và giá trị của con người thông qua cách người đó đối xử hoặc được/bị đối xử trong quan hệ tình dục. Về mặt y khoa, an toàn tình dục gồm khía cạnh tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, nhưng không thể nói một hoạt động tình dục là an toàn nếu như người trong cuộc tuy không mang thai ngoài ý muốn, không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục nhưng người đó lại bị ép buộc hoặc bị xúc phạm nhân phẩm trong quan hệ tình dục. Do đó, các tổ chức hoạt động vì an sinh của con người đều đề cập đến phương diện tinh thần, tính nhân bản, nhân văn khi giải thích về an toàn tình dục.

Trong phạm vi khảo sát của đề tài, phương diện tinh thần trong an toàn tình dục bao gồm mặt an toàn về cảm xúc trong quan hệ tình dục, nghĩa là một người không phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực trong quan hệ tình dục, và mặt an toàn về giá trị, về quyền cơ bản của con người trong bối cảnh xảy ra quan hệ tình dục. Phương diện tinh thần chính là mặt tâm lý trong an toàn tình dục, là yếu tố quan trọng quyết định việc có thực hiện an toàn tình dục về mặt y khoa hay không.

Trong khảo sát này, chỉ có 15.2% nữ TNCNST nhận thức đúng, toàn diện về phương diện tinh thần trong an toàn tình dục. Tuy nhiên, không có trường hợp nữ TNCNST nhận thức sai về phương diện tinh thần trong an toàn tình dục, tức không có nữ TNCNST nào chọn các tình huống ngược lại với sự an toàn về mặt tinh thần. Tất cả trường hợp còn lại đều có nhận thức đúng nhưng chưa toàn diện về phương diện tinh thần trong an toàn tình dục.

Bảng 6.Xếp hạng các lựa chọn trong khảo sát về phương diện tinh thần trong an toàn tình dục

Lựa chọn Tần số Tỉ lệ % Xếp

hạng

Có sự tự nguyện đồng ý quan hệ tình dục 142 20.4 1

Có sự tôn trọng trong quan hệ tình dục 115 16.5 2

Cảm thấy yên tâm trong quan hệ tình dục 105 15.1 3

Có sự thể hiện trách nhiệm trong quan hệ tình dục 98 14.1 4

Có sự bình đẳng trong quan hệ tình dục 86 12.4 5

Có sự quan tâm đến tình cảm trong quan hệ tình

dục 79 11.4 6

Cảm thấy hưng phấn trong quan hệ tình dục 70 10.1 7

Có sự ích kỷ trong quan hệ tình dục 00 00

Cảm thấy lo lắng, lo sợ trong quan hệ tình dục 00 00

Cảm thấy ức chế trong quan hệ tình dục 00 00

Có sự xúc phạm trong quan hệ tình dục 00 00

Có sự ép buộc quan hệ tình dục 00 00

Tổng 695 100

Bảng 6 cho thấy, hai yếu tố an toàn về giá trị có thứ hạng đầu trong các yếu tố là tự nguyện và tôn trọng. Đây cũng là những giá trị cơ bản của quyền con người, và ở đây, nó cũng không là ngoại lệ trong sự lựa chọn của nữ TNCNST. Sự yên tâm xếp thứ 3 nhưng cảm xúc hưng phấn xếp tận vị trí thứ 7 cho thấy cảm xúc trung tính dễ được nữ TNCNST lựa chọn hơn là cảm xúc dương tính, mặc dù cảm xúc hưng phấn là điều cần có và đáng có trong quan hệ tình dục. Nó cũng gần với cách nghĩ nói chung của phụ nữ Việt Nam là “chấp nhận” tình dục nhiều hơn là “hưởng thụ” tình dục. Sự bình đẳng – tương quan tất yếu trong quan hệ tình dục – xếp vị trí thứ 5 gần cuối cũng phản ánh phần nào nhận thức về bình đẳng giới của nữ TNCNST bị ảnh hưởng bởi định kiến về giới của xã hội.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 61 -61 )

×