lý trường THCS trên địa bàn quận 2
2.2.5.1. Thành công
- Quận 2 có xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, có dự kiến nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Quy hoạch có được xem xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Phòng GD&ĐT đã xác định được mục tiêu đào tạo, bôi dưỡng; Đã có các hình thức gửi đi đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ. Xác định được nội dung quan trọng cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những người dự nguồn.
- UBND quận 2 đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, theo quy định của nhà nước.
- Phòng GD&ĐT xây dựng được chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL ở các trường THCS.
Nội dung cách thức kiểm tra, thanh tra đã đánh giá được các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. Có tiêu chí xếp loại cụ thể theo các mức tốt, khá, trung bình, yếu. Công tác thanh tra, kiểm tra, đã thực sự có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của đội ngũ CBQL.
- Phòng GD&ĐT đã thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL.
2.2.5.2. Hạn chế
- Số CBQL mới bổ nhiệm còn hạn chế trong việc thực hiện các chức năng quản lý; chưa tự tin dám nghĩ dám làm, ngại va chạm, thiếu quyết đoán. Điều này ảnh hưởng không ít đến hiệu quả công tác quản lý.
- Trong công tác quy hoạch, việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS chưa có tính khả thi. Phòng GD&ĐT chưa tham mưu được với UBND quận các tiêu chí thích hợp cho giáo viên thuộc diện quy hoạch. Phòng Nội vụ triển khai nhiệm vụ không có giải pháp thực hiện quy hoạch phù hợp. Quy hoạch có được xem xét điều chỉnh, bổ sung hàng năm chưa thường xuyên.
- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; chưa xác định được nội dung đào tạo, bồi dưỡng; chưa có giải pháp khuyến khích CBQL và đội ngũ kế cận đi học.
- Việc thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại ở các trường THCS ở quận 2 còn một số trường hợp chưa đảm bảo những tiêu chuẩn đề ra, công tác bổ nhiệm lại và luân chuyển chưa khích lệ được đội ngũ CBQL.
- Công tác xử lý kết quả thanh tra còn hạn chế. Các nội dung thanh tra bao trùm chưa hết được các hoạt động quản lý, ví dụ như việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, công tác tham mưu xây dựng CSVC trường học, sự phối hợp các lực lượng xã hội trong việc giáo dục HS...Công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi còn mang tính hình thức.
- Phòng GD&ĐT chưa huy động được các nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với CBQL, việc phối hợp tốt các đãi ngộ vật chất với việc bổ nhiệm CBQL còn hạn chế.
2.2.5.3. Nguyên nhân
- Hiện tại ở quận 2, từ năm học 2008-2009 đến nay việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL nói chung trong đó có đội ngũ CBQL trường THCS UBND quận 2 giao cho phòng Nội vụ. Do phòng Nội vụ không phải là cơ quan chủ quản của các trường THCS, không chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các nhà trường nên không xác định được chất lượng đội ngũ trong thực tế.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn hẹp, không có nguồn bổ sung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế đánh giá cán bộ chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó việc đào tạo bồi dưỡng chưa được cụ thể hoá bằng tiêu chuẩn cán bộ, về tâm lý nhiều cán bộ quản lý ở độ tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dưỡng, một số người sắp nghỉ chế độ không có nhu cầu bồi dưỡng thêm, chấp nhận với hiện tại đang có. Ngoài ra còn nguyên nhân là công tác tham mưu của Phòng GD&ĐT về mặt này còn yếu.
- Phòng nội vụ là cơ quan được UBND quận phân công làm quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, chưa tham mưu đúng với các tiêu chuẩn đề ra
- Một số tiêu chí đánh giá CBQL còn chưa rõ ràng; Người thực hiện nhiệm vụ còn nể nang.
- Phòng GD&ĐT chưa mạnh dạn tham mưu thực hiện huy động quỹ thi đua khen thưởng và chính sách đãi ngộ riêng cho đội ngũ CBQL. Kinh tế - xã hội của quận 2 tuy có bước phát triển nhưng chưa ổn định và bền vững, đời sống của nhân dân còn có nhiều khó khăn, việc huy động vốn cho GD&ĐT có nhiều hạn chế.
- Mạng lưới trường học, cơ sở vật chất trường lớp hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông;
- Trong thực hiện các chính sách chế độ còn bị vướng mắc bởi thủ tục hành chính rườm rà, bất cập. Việc thực hiện phân cấp quản lý của quận 2 về GD&ĐT chưa toàn diện, về tài chính vẫn còn cơ chế “xin cho”. Quản lý bộ máy, quản lý nhân sự vẫn còn phân tán, chia nhỏ, cục bộ.
Kết luận chương 2
Từ việc khái quát tình hình kinh tế - xã hội quận 2 đến khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL cũng như công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đội ngũ CBQL trường THCS quận 2 thành phố Hồ Chí Minh có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín đối với tập thể nhà trường, với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL ở các trường THCS của quận 2 vẫn có những điểm hạn chế như: năng lực và nghiệp vụ quản lý của một số CBQL chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, số CBQL mới bổ nhiệm còn lúng túng trong quản lý, điều hành. Điều này bộc lộ rõ nhất trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý. Đặc biệt là khả năng khai thác ứng dụng CNTT phục vụ công tác QLGD chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
- Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn quận 2 trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn mang tính thụ động, hình thức, bất cập, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao, chưa tạo nội lực để phát triển đội ngũ.
Vì vậy, để có đội ngũ CBQL trường THCS quận 2 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảo bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần phát triển giáo dục quận 2 xứng tầm với tương lai - Khu đô thị mới với các trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á - cần thiết phải đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.
CHƯƠNG 3