Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 51)

quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.1 Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS a) Về số lượng

Với quy mô trường lớp hiện có, các trường THCS trên địa bàn quận 2 được phân hạng như sau: 1 trường hạng 1, 5 trường hạng 2, 1 trường hạng 3. Căn cứ định mức biên chế CBQL ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập được quy định tại Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 thì đội ngũ CBQL trường THCS quận 2 đang vượt định biên 5 Phó hiệu trưởng.

Lý do của sự dư thừa nhân sự là bởi giải thể 1 trường THCS; quy mô lớp ở một số trường giảm do học sinh di dời khỏi địa bàn quận 2 theo gia đình nhưng quy mô bán trú lại tăng nhanh (học sinh bán trú chiếm 89,64%); Tuy nhiên, đến đầu năm học 2013- 2014 có 2 CBQL nghỉ hưu, 1 CBQL xin thôi giữ chức vụ vì lý do sức khỏe, tháng 12/2013 lại nghiệm thu 2 trường THCS mới để đưa vào hoạt động. Vì vậy số lượng CBQL trường THCS sẽ lại có biến động từ thừa sang thiếu.

b) Về cơ cấu b.1) Giới tính

Quận 2 có 13/20 CBQL trường THCS là nữ, chiếm tỷ lệ 65%. Xét trên bình diện chung toàn ngành thì tỷ lệ này phù hợp với thực tế ngành GD&ĐT quận 2 hiện có 80% nữ. Tuy nhiên, cục bộ ở từng đơn vị thì có 3 trường thiếu

cân đối, hài hòa về giới tính trong Ban Giám hiệu như: Trường THCS Bình An, THCS Nguyễn Thị Định, THCS Thạnh Mỹ Lợi.

b.2) Độ tuổi

Bảng 2.7. Thực trạng độ tuổi CBQL trường THCS quận 2 (tính đến

12/2012). TT TRƯỜNG THCSTÊN Tổng số CBQL Độ tuổi 30-35 tuổi 36-45 tuổi 46-55 tuổi HT P.HT Nữ 1 An Phú 1 2 2 0 2 1 2 Bình An 1 2 3 1 1 1 3 Giồng Ông Tố 1 2 2 0 2 1 4 Lương Định Của 1 2 2 0 1 2 5 Nguyễn Thị Định 1 1 0 0 0 2

6 Nguyễn Văn Trỗi 1 2 1 1 2 0

7 Thạnh Mỹ Lợi 1 2 3 0 2 1 CỘNG Tỷ lệ 20 13 (65%) 2 (10%) 10 (50%) 8 (40%)

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2)

Từ bảng 2.7, các số liệu cho thấy CBQL trường THCS quận 2 có độ tuổi từ 34 đến 54. Tuổi bình quân của 7 hiệu trưởng là 49, tuổi bình quân của 13 phó hiệu trưởng là xấp xỉ 43. Mặc dù trong 4 năm trở lại đây, đội ngũ CBQL đã được bổ sung, trẻ hóa. Song nhìn chung tuổi trung bình vẫn ở mức cao: 50% CBQL ở độ tuổi từ 34 đến 45 và 40% CBQL ở độ tuổi từ 48 đến 54, trong đó có 2 CBQL sẽ nghỉ hưu trong năm 2013. Mặt khác, qua thống kê chúng tôi cũng nhận thấy chỉ có 1 trường THCS Bình An cơ cấu Ban Giám hiệu đủ 3 độ tuổi, các trường còn lại chỉ gồm 2 độ tuổi. Do vậy, để tránh tình trạng CBQL nghỉ hưu cùng lúc ảnh hưởng lớn đến sự kế thừa và phát triển liên tục của các cơ sở giáo dục, trong giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS quận 2 cần phải quan tâm khắc phục điểm yếu này.

b.3) Thâm niên quản lý

Bảng 2.8. Thực trạng thâm niên quản lý của CBQL trường THCS quận

2 (tính đến 12/2012). TT Tên trường THCS Tổng số CBQL

Thâm niên quản lý

<5 5-10 11-15 16-25 >25

năm năm năm năm năm

1 An Phú 3 1 0 1 0 1

2 Bình An 3 2 0 0 0 1

3 Giồng Ông Tố 3 2 0 1 0 0

4 Lương Định Của 3 1 0 1 0 1

5 Nguyễn Thị Định 2 1 0 1 0 0

6 Nguyễn Văn Trỗi 3 2 0 1 0 0

7 Thạnh Mỹ Lợi 3 2 0 0 0 1

CỘNG 20 11 0 5 0 4

Tỷ lệ 55% 25% 20%

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2)

Quan sát bảng 2.8 thống kê về thực trạng thâm niên quản lý của CBQL trường THCS quận 2, chúng tôi ghi nhận được 9/20 CBQL (45%) có thâm niên từ 11 năm đến 29 năm công tác; đồng thời cũng ghi nhận 11/20 CBQL (55%) có quá trình công tác quản lý dưới 5 năm, chủ yếu là các Phó hiệu trưởng, trong đó có 6/20 CBQL mới trải nghiệm thực tế được hơn 2 năm và có tới 5/20 CBQL mới được bổ nhiệm chưa tròn 1 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy có thể nói số đông CBQL trường THCS quận 2 có tuổi đời cao, thâm niên quản lý hơn một nửa đội ngũ CBQL ở độ tuổi chín chắn, có quá trình khẳng định năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin nhưng chưa nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Và bên cạnh họ là gần một nửa đội ngũ có bề dày công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục của nhà trường nhưng lại cận tuổi nghỉ hưu. Vì thế, điều kiện học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau không nhiều.

lâu năm, kinh nghiệm và bề dày phong phú tạo điều kiện tốt cho các nhà trường phát triển. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch để bổ sung và trẻ hoá đội ngũ CBQL, tạo ra sự cân đối trong bộ máy quản lý các trường, vừa phát huy được kinh nghiệm của những người tuổi cao, vừa kết hợp được sự năng động sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ. Đây cũng là bài toán đặt ra cho công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ kế cận của các nhà tổ chức, cần chuẩn bị nguồn cán bộ để bổ nhiệm và đề bạt.

b.4) Cơ cấu chuyên môn:

10/20 CBQL (50%) được đào tạo chuyên ngành thuộc các môn Khoa học tự nhiên; 9/20 CBQL(45%) được đào tạo chuyên ngành thuộc các môn Khoa học xã hội; 1/20 CBQL không có chuyên môn phù hợp với bậc học.

Tóm lại, sự thiếu đồng bộ, mất cân đối, hài hòa về cơ cấu đội ngũ CBQL trường THCS ở quận 2 như trình bày ở trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ nói riêng và chất lượng giáo dục THCS của quận 2 nói chung. Để phát triển đội ngũ này nhằm thực hiện đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục chắc chắn phải quan tâm đến cơ cấu trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển,...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 51)